Thứ Ba, tháng 6 22, 2010

RỦI RO VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và có thể biến những "giấc mơ ngọt ngào" của các ông chủ doanh nghiệp trở thành "quả đắng". Tùy theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Vì vậy, trong hoạt động của mình, một điều hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần phải luôn quan tâm, đó là: Quản trị rủi ro. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp triệt tiêu hoặc giảm thiểu những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Bài viết này xin được trình bày về vấn đề nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, rủi ro và quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học. Các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps)… đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do yêu cầu về quy mô hợp đồng giao dịch và chi phí bỏ ra để phòng ngừa rủi ro, hầu hết các công cụ nói trên khó có thể áp dụng được đối với DNNVV - đối tượng thường hứng chịu nhiều rủi ro nhất bởi những biến động trên thị trường.

Tuy quy mô từng doanh nghiệp nhỏ bé, nhưng DNNVV lại chiếm số lượng rất đông đảo. Theo Cục phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, DNNVV chiếm trên 96% số cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực DNNVV nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện những rủi ro tài chính đối với DNNVV để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết.

1. Nhận diện rủi ro tài chính đối với DNNVV

Đối với tất cả các loại doanh nghiệp, rủi ro tài chính thường bắt nguồn từ việc thực hiện các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như: Mua bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác; nhưng cũng có thể là hệ quả gián tiếp của sự thay đổi các chính sách của Chính phủ, các biến cố chính trị trong nước và quốc tế, hoặc có thể do tác động của thiên tai,... Thông thường, các rủi ro mang tính tiềm ẩn, nên việc nhận diện chúng là không dễ dàng. Đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam , có thể nhận diện các rủi ro tài chính chủ yếu thường xảy ra như sau:

Rủi ro trong thực hiện các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính:

- Rủi ro tín dụng: Với quy mô vốn nhỏ, dưới 10 tỷ đồng, trong hoạt động đầu tư, DNNVV không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp quy mô lớn, mà chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc thậm chí phải vay từ các cá nhân. Các khoản vay này thường chịu lãi suất cao, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Phần lớn chủ DNNVV khi vay vốn phải sử dụng chính nhà ở của mình làm tài sản thế chấp. Với những rủi ro biến động lãi suất hiện nay (chủ yếu biến động tăng), nguy cơ doanh nghiệp bị lỗ vốn, không trả được nợ, dẫn đến bị siết nợ, mất nhà cửa... là mối quan ngại sâu sắc của nhiều chủ doanh nghiệp, cũng như của toàn xã hội.

- Rủi ro phát sinh từ sự biến động tỷ giá, hay giá cả các loại hàng hoá trên thị trường: Với đặc điểm quy mô nhỏ, nên DNNVV thường chỉ tập trung kinh doanh một vài loại mặt hàng. Điều này tạo nên rủi ro khá lớn khi giá cả mặt hàng đó biến động, nhất là trong tình hình lạm phát hiện nay. Nhiều khi doanh nghiệp vừa ký hợp đồng bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng tương tự vừa bán.

- Rủi ro phát sinh từ các hoạt động hay giao dịch mua, bán hàng hóa, hoặc góp vốn đầu tư: DNNVV thường là đối tượng gánh chịu nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch với các đối tác khác, nhất là với các doanh nghiệp lớn hơn. Bởi vì lẽ thông thường, thị trường luôn bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn, nhiều khi cố tình khuynh đảo để tạo lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, DNNVV thường trở thành "nạn nhân", do thiếu thông tin khi giao dịch, không nắm chắc chính sách pháp luật, dễ bị cuốn theo tâm lý "bầy đàn" khi quyết định đầu tư...

Rủi ro liên quan đến thay đổi chính sách, pháp luật:

Cũng do đặc điểm quy mô nhỏ, DNNVV thường không tổ chức các bộ phận chuyên trách để nghiên cứu cập nhật thông tin, tìm hiểu về chính sách, pháp luật và không có chuyên gia giỏi giúp việc. Do vậy khi chính sách pháp luật có sự điều chỉnh, DNNVV thường không nắm bắt kịp thời. Nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn hoàn thiện, nên thường xuyên thay đổi cũng tạo nên những rủi ro cho DNNVV. Trong đó rủi ro thường gặp nhất là những thay đổi về chính sách thuế, các chuẩn mực về kế toán... Không ít DNNVV đã bị phạt thuế, truy thu thuế,... dẫn đến đang từ lãi chuyển thành thua lỗ, phá sản.

Rủi ro phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp

Hầu hết DNNVV có bộ máy quản lý rất đơn giản, phương thức quản trị chủ yếu theo nguyên tắc thuận tiện. Điều này tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro: Các quyết định thường mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào ý chí, kinh nghiệm của cá nhân chủ doanh nghiệp, dễ mắc sai lầm; các hoạt động phân tích, đánh giá, kiểm tra, giám sát... ít được chú ý, nên không phát hiện kịp thời các sai lầm, do vậy hậu quả của quyết định sai lầm thường rất nặng nề và khó sửa chữa.

Ở nhiều DNNVV, tài sản của cá nhân chủ doanh nghiệp không tách rời tài sản của doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp thường gắn liền với bí quyết, kinh nghiệm chuyên môn của chủ doanh nghiệp... Do vậy rủi ro của doanh nghiệp còn gắn liền với rủi ro của cá nhân chủ doanh nghiệp. Nhiều DNNVV đang hoạt động kinh doanh thuận lợi, nhưng chỉ vì chủ doanh nghiệp gặp rủi ro (tai nạn, bệnh tật, chết...), đã gặp khó khăn, thua lỗ, thậm chí dẫn đến giải thể, phá sản.

Các rủi ro khác

- Trong thị trường cạnh tranh, DNNVV còn chịu rủi ro "cá lớn nuốt cá bé", dễ bị các doanh nghiệp lớn hơn thôn tính, sáp nhập;

- Một số DNNVV có phát minh, sáng kiến, tạo sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu uy tín nhưng do thiếu hiểu biết, hoặc có thể vì sợ tốn kém chi phí... nên chậm trễ đăng ký bảo hộ, có thể gặp rủi ro bị doanh nghiệp khác chiếm đoạt thương hiệu., bản quyền.

2. Quản trị rủi ro đối với DNNVV

Rõ ràng so với doanh nghiệp có quy mô lớn, rủi ro mà DNNVV phải đối diện có những đặc điểm khác. Và để phòng ngừa rủi ro, DNNVV cũng cần có những phương thức quản trị rủi ro thích hợp. Sau đây xin được đề xuất một số phương thức phòng ngừa rủi ro DNNVV có thể ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Khai thác tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV

Đứng trước các rủi ro lãi suất, rủi ro biến động tỷ giá, hay giá cả các loại hàng hoá,... DNNVV không thể có đủ điều kiện như các doanh nghiệp lớn (có đủ bộ máy, tổ chức, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm…) để tính toán và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tính toán mức thu lợi có thể đạt được, tính toán mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu trên thị trường. Giả sử có làm được những điều trên, DNNVV cũng không đủ điều kiện để sử dụng các công cụ phái sinh như: forwards, future, options, swaps để phòng ngừa rủi ro. Đơn giản vì chi phí bỏ ra khi sử dụngcác công cụ này thường cao hơn tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu nếu rủi ro xảy ra.

- Đối với rủi ro lãi suất, giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là DNNVV nên tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Hiện nay Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đều có các cơ chế hỗ trợ tài chính cho DNNVV thông qua hoạt động của: Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ đầu tư do nhà nước thành lập, quỹ đầu tư của các địa phương, các chương trình mục tiêu của Nhà nước... Tại các tổ chức này, DNNVV có thể vay vốn với lãi suất thấp, ổn định và loại trừ được rủi ro biến động tăng lãi suất. Dưới đây là một số tổ chức tài chính chủ yếu thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chính cho DNNVV ở Việt Nam hiện nay:

+ Ngân hàng Phát triển (NHPT) là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, vốn điều lệ lên tới 5 nghìn tỷ đồng, hoạt động cho vay phi lợi nhuận. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của NHPT gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Ngoài ra NHPT còn thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

NHPT cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay vay của các ngân hàng thương mại khác, được xác định bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm, một số trường hợp chỉ tính bằng với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ. Thời hạn cho vay của NHPT khá dài, có thể tới 12 năm, một số trường hợp có thể tới 15 năm, giúp cho doanh nghiệp vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Điều kiện cho vay của NHPT có thuận lợi như: Doanh nghiệp được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn.

Tuy nhiên NHPT chỉ cho vay các dự án thuộc những đối tượng Chính phủ khuyến khích đầu tư (theo danh mục ngành nghề hoặc địa bàn do Chính phủ quy định). Việc vay vốn của NHPT đòi hỏi phải có dự án đầu tư được luận chứng rõ hiệu quả tài chính của dự án, kế hoạch trả nợ... Do vậy DNNVV cần phải có sự tư vấn hỗ trợ lập dự án của các tổ chức hoặc cá nhân tư vấn đầu tư chuyên nghiệp.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, có vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. NHCSXH đã hình thành Sở giao dịch và 64 chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, 597 Phòng giao dịch cấp huyện, 8076 Điểm giao dịch tại xã, phường. Hoạt động cho vay của NHCSXH gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Mức lãi suất cho vay khá thấp, cao nhất là 0,65%/tháng. Tuy nhiên đối tượng cho vay của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, các đối tượng chính sách và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mức cho vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khá nhỏ, tối đa không quá 30 triệu đồng. Do vậy chỉ thích hợp với các DNNVV thuộc đối tượng phù hợp và có nhu cầu vốn không lớn.

+ Quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNNVV: Quỹ này được thành lập nhằm mục tiêu trợ giúp các DNNVV vay vốn nếu không có đủ tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên tiến độ thành lập quỹ tại các địa phương rất chậm. Mặc dù có chủ trương thành lập từ năm 2001, nhưng đến nay phần lớn các địa phương mới đang xây dựng Đề án thành lập quỹ. Hiện nay các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội DNNVV cùng các địa phương đang tiếp tục bàn tìm biện pháp để giải quyết các vướng mắc cho sự ra đời của các Quỹ này tại các địa phương. Trong thời gian tới, các Quỹ BLTD cho DNNVV sẽ là một trong các kênh quan trọng hỗ trợ cho các DNNVV vay vốn, nhất là các doanh nghiệp khởi sự, thiếu tài sản thế chấp. Việc bảo lãnh tín dụng hiện nay chủ yếu vẫn do Ngân hàng phát triển đảm nhiệm, nhưng số lượng DNNVV nhận được bảo lãnh cũng rất khiêm tốn.

- Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, một giải pháp rất quan trọng khác cho DNNVV đó là thuê, mua tài chính từ các công ty cho thuê tài chính. Đây là một loại hoạt động tín dụng trung - dài hạn, tài trợ vốn thích hợp cho các DNNVV, với những ưu điểm cơ bản: Không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp, có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư, lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên, bên đi thuê không chịu rủi ro nếu lãi suất thị trường tăng... Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. Tuy hiện nay, cho thuê tài chính là một lĩnh vực còn mới mẻ ở nước ta (đến nay mới chỉ có 12 công ty cho thuê tài chính đăng ký hoạt động, gồm 8 doanh nghiệp Việt Nam và 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nhưng trong tương lai, theo cam kết WTO, việc mở cửa, hội nhập trong lĩnh vực cho thuê tài chính sẽ dẫn đến nhiều công ty và tập đoàn kinh tế nước ngoài tham gia thị trường này tại Việt Nam. Vì vậy, đây sẽ là thị trường có điều kiện phát triển nhanh chóng và có thể là một sự lựa chọn tốt cho các DNNVV.

- Ngoài các cơ chế hỗ trợ tài chính trên, trong giai đoạn khởi sự, các DNNVV có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đến nay có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD, trong đó có một số công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital. Khi nhận được sự tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, DNNNV còn nhận được sự hỗ trợ xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để có thể huy động vốn thông qua hình thức này điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với các DNNVV khởi sự là phải chứng tỏ được sản phẩm của mình có hiệu quả, tiềm năng về thị trường sản phẩm, triển vọng tăng trưởng tương lai rất cao.

· Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và phát huy sự trợ giúp của chuyên gia

Trường hợp doanh nghiệp phải vay vốn, huy động vốn đầu tư với lãi suất thả nổi, điều DNNVV phải luôn chú ý đó là: kiểm tra các khoản nợ, duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Để phòng ngừa rủi ro, DNNVV cũng cần xây dựng cho mình một cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cân đối về tỷ lệ giữa vốn vay trên vốn chủ sở hữu, để luôn bảo đảm khả năng trả nợ. Trước khi quyết định vay vốn cần phải có sự nghiên cứu kỹ, đánh giá khả năng trả nợ, phải hoạch định được nguồn trả nợ, thời gian trả nợ và lãi suất hợp lý, tránh tình trạng vay mượn bằng mọi giá. Khi có điều kiện, hãy thanh toán sớm các khoản nợ, bởi vì lãi suất đi vay thường khá cao, việc thanh toán bớt các khoản nợ, sẽ giảm được chi phí, đồng thời có điều kiện quản lý tốt các khoản nợ còn lại, qua đó giảm thiểu được rủi ro.

Hãy luôn luôn ghi nhớ "chữ tín là vàng". Trong các quan hệ giao dịch vay nợ cũng như mua, bán hàng hóa, góp vốn đầu tư… cần gi ữ "chữ tín”, để khi gặp rủi ro, doanh nghiệp sẽ vẫn có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ của bạn hàng, đối tác… Đối với doanh nghiệp c ó phát minh, có sản phẩm mới, tạo dựng được thương hiệu uy tín cần đăng ký bảo hộ bản quyền và chú trọng duy trì thương hiệu của mình.

Đối với các rủi ro phát sinh từ các giao dịch với các nhà cung cấp, khách hàng hoặc trong các liên doanh góp vốn đầu tư, để phòng ngừa rủi ro, trước khi ký kết các hợp đồng giao dịch, DNNVV nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, của các hội, hiệp hội để hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. DNNVV cũng có thể tìm đến các văn phòng luật sư để nhận sự trợ giúp pháp lý cho từng giao dịch. Chi phí luật sư tư vấn theo vụ việc chắc chắn sẽ thấp hơn chi phí thuê luật sư dài hạn và thấp hơn tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp giao dịch gặp rủi ro.

Liên kết các DNNVV để tạo sức mạnh chống lại các rủi ro:


Để tránh rủi ro lãi suất, ngoài việc tìm đến các cơ chế hỗ trợ tài chính, DNNVV cũng có thể huy động vốn bằng cách hợp tác, hợp vốn, quan hệ hỗ trợ cho nhau vay vốn nhàn rỗi giữa các DNNVV… Đối với các rủi ro về biến động tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa, từng DNNVV riêng lẻ sẽ rất khó có giải pháp phòng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, các DNNVV kinh doanh cùng nhóm hàng hóa có thể phòng ngừa bằng cách liên kết tham gia các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau.

Để giúp DNNVV liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, các hội, hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp... đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi tham gia vào các hội, hiệp hội, DNNVV có thể nhận được sự hỗ trợ để nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật, được tư vấn, trợ giúp về pháp lý. Thông qua hội, hiệp hội, DNNVV có thể liên kết, hợp tác với nhau để có thể đủ điều kiện sử dụng các công cụ phái sinh như: forwards, future, options và swaps trong phòng ngừa rủi ro; có thể đoàn kết chống lại sự khuynh đảo thị trường, hoặc âm mưu thôn tính, sáp nhập của doanh nghiệp lớn.

Xác định quy mô hoạt động phù hợp với năng lực quản trị và xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp

Phần lớn DNNVV thường có tổ chức bộ máy quản lý đơn giản, các quyết định đầu tư phần nhiều mang nặng tính chủ quan của chủ doanh nghiệp. Do vậy, trước khi nghĩ tới đầu tư mở rộng kinh doanh, điều đầu tiên mà DNNVV phải thực hiện là xem xét lại khả năng quản trị doanh nghiệp của mình. Không ít DNNVV đang thành công với quy mô hiện tại, nhưng ngay sau khi đầu tư mở rộng quy mô hoạt động đã thất bại và phải chịu những tổn thất nặng nề. Để phòng ngừa rủi ro, điều rất quan trọng là quy mô hoạt động phải phù hợp với mô hình và khả năng quản trị doanh nghiệp.

Các DNNVV được thành thành lập dựa trên bí quyết, kinh nghiệm chuyên môn của cá nhân, sau giai đoạn khởi sự, cần từng bước xây dựng mô hình quản trị phù hợp, giảm dần sự phụ thuộc vào cá nhân, để rủi ro của cá nhân không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp./.
ĐINH VĂN ĐỨC

Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê, 2007.

2. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, Đầu tư tài chính, NXB Thống kê, 2006.

3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, 2005.

4. Hồ Quốc Tuấn, "Xã hội cần tâm lý quản trị rủi ro", VnEconomy ngày 10/3/2008.

5. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV.

6. Quyết định 236/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006-2010.

7. Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam ngày 01/12/2006 - Mục Diễn đàn doanh nghiệp, "Những sai lầm trong quản trị tài chính".

8. Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam ngày 21/12/2006 - Mục Diễn đàn doanh nghiệp, "Quy trình quản trị rủi ro tài chính".

Chủ Nhật, tháng 6 13, 2010

Tư duy thịnh vượng

Tôi thích lối diễn đạt này của bác Trần Thành Nam, cùng lối tư duy làm giàu của ông Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter tác giả của bộ sách nổi tiếng "Cha giàu, cha giàu". Phải nói sức cuốn hút từ cuốn sách thật mãnh liệt ngay từ khi bạn đọc những dòng đầu tiên. Tôi thật sự mê say nó, khi tại thời điểm năm 2005 tôi cố gắng đi lùng tất cả nhà sách tìm đủ bộ về đọc mới thoả chí. Mặc dù 5 năm trôi qua, nhưng sức hút của cuốn sách đến bây giờ vẫn lan toả càng lúc càng mãnh liệt. Chắc các bạn cũng nhận ra, nếu các bạn dùng từ khoá "cha giàu, cha nghèo" thì sẽ thấy xuất hiện trên internet đầy dẫy các trang web do chính các bạn trẻ VN tạo ra, rồi những diễn đàn bàn về khát vọng làm giàu chân chính của các bạn trẻ. Tôi tin rằng các bạn trẻ VN trong tương lai không xa sẽ làm được những điều mà các bạn đã ấp ủ ý tưởng làm thay đổi cuộc sống của mình. Tôi xin chia sẽ với các bạn điều đó, và gởi tới các bạn bộ sách "best seller" này.

Cha giàu, cha nghèo
Tư duy thịnh vượng - Trần Thành Nam

Kỹ thuật: Cẩm nang để vào trang Facebook

10 cách vào Facebook khi bị chặn

1/ Dùng Open DNS: Open DNS là một DNS Server trung gian, bổ sung thêm các
bộ lọc web và giúp bạn tăng cường tốc độ lướt web. Ngoài ra, nhờ qua DNS trung
gian này nên bạn sẽ không còn bị chặn nữa. Cài đặt và tìm hiểu thêm Open DNS tại
đây. Đây cũng là cách được hầu hết các bạn độc giả của Facebook Việt sử dụng và tỷ lệ thành công gần như là 100%!

Cài đặt và tìm hiểu thêm Open DNS tại đây.

2/ Sử dụng DNS của Google

Đây cũng là cách được rất nhiều bạn sử dụng thành công!

3/ Bạn vào qua địa chỉ http://vi-vn.connect.facebook.com, ( thêm vi-vn.connect. vào trước facebook.com )

4/ Sử dụng phần mềm DNS Jumper

Phần mền này cho phép bạn thay đổi DNS của máy chủ một cách tùy thích chỉ với 1 cú Click chuột.

Các bạn có thể tải phần mềm này tại đây. Theo liên kết kế bên bạn sẽ vào được trang cung cấp phần mền trên và tải về máy .Khi bạn đã hoàn tất tải về chỉ việc ấn Run là máy tính sẽ tự động chạy chương trình và nó sẽ hiện bảng giao diện như sau .

Bạn cứ tùy thích lựa chọn các DNS trong bảng ,nhưng chúng tôi khuyên bạn nên chọn Google Dns hoặc OPen Dns và với 1 cú click bạn sẽ truy cập vào tất cả các trang web bị chặn trên thế giới nói gì là Facebook.

5/ Sử dụng các proxy/socks: để tìm được các proxy/socks, bạn có thể truy
cập vào một số trang proxy miễn phí như http://sockslist.net/, http://www.checker.freeproxy.ru/checker/last_checked_proxies.php,
http://aliveproxy.com/socks5-list/… Khi truy cập vào, bạn sẽ nhận được một
danh sách các địa chỉ IP và cổng (IP Address:Port) theo định dạng:
123.123.123.123:1234, phía trước dấu hai chấm : là địa chỉ IP, và phía sau là
cổng. Sau khi có địa chỉ rồi, bạn vào thiết lập của trình duyệt như sau:

- Firefox: Tools > Options > Advanced > Networks > Settings > Manual Proxy
Configurations > Socks Host.

- Internet Explorer: Tools > Internet Settings > Connections > Lan Settings >
Use a Proxy Server for you LAN.

- Chrome: Options > Under the Hood > Change Proxy Settings > Connections > Lan
Settings > Use a Proxy Server for you LAN.

- Opera: Tools > Preferences > Advanced > Networks > Proxy Servers.

Sau đó bạn điền địa chỉ IP và port vào, OK để bắt đầu sử dụng.

6/ Dùng phần mềm đổi IP: dùng các phần mềm đổi địa chỉ IP như Auto Hide
IP, Real Hide IP, Hide IP NG, Invisible Browsing.

7/ Dùng UltraSurf: đây là phần mềm dễ sử dụng nhất để đổi địa chỉ IP và
truy cập vào các trang web bị chặn. Bạn chỉ cần chạy nó là xong. Tải

UltraSurf
.

Bạn cũng có thể tải Ultrasurf tại đây

8/ Dùng trang web: hiện trên mạng có nhiều trang web để bạn làm việc này.
Tiêu biểu có 2 website là HideMyAssDeFilter. Chỉ cần truy cập vào, gõ địa
chỉ trang web vào khung rồi bấm Enter.

9/ Dùng trang dịch: sử dụng các trang web dịch thuật như Google Translate
để truy cập. Bạn vào Google, gõ địa chỉ facebook.com vào rồi bấm Translate để
dịch. Hoặc truy cập trực tiếp vào trang

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=ja&tl=en&u=http://facebook.com/&anno=2.

10/ Sử dụng Opera Tor: OperaTor là trình duyệt dựa trên Opera nhưng có
thêm tính năng tự tìm và sử dụng các proxy, nhờ vậy bạn có thể truy cập vào bất
cứ trang web bị chặn nào. Khi truy cập, bạn có thể gặp phải ngôn ngữ lạ do Opera
dùng proxy của nước đó, bạn kéo trang web xuống để chọn lại tiếng Anh. Tải
OperaTor
.

Trong bài viết này, Facebook Việt đã giới thiệu với bạn nhiều cách khác nhau, nếu bạn cần vào nhanh và chỉ vào Facebook trong thời gian ngắn, bạn có thể dùng cách 3. Tuy nhiên cách tốt nhất để bạn truy cập vào Facebook lâu dài và hiệu quả là cách 1, 2 và 4.

Một cách khác
Do mạng nhà bạn bị chặn DNS (thường là mạng của VNPT), để khắc phục các bạn làm như sau:
Vào My Net work Places ---> View Net work Connections --->Local Area Connection----> Properties ----> Internet Protocol ----> ở dòng "Use the following DNS sever addresses" các bạn điền như hình bên dưới:


Hoặc

Sau đó nhấn OK.

Chúc các bạn Facebook thành công!

**********************************************************************************

Cẩm nang vượt tường lửa :
Tài liệu này không đề cập đến lý thuyết và các vấn đề của tường lửa, mà chỉ trình bày các cách vượt tường lửa ngắn gọn. Vì vượt tường lửa là một hình thức rượt đuổi – khi người ta tìm ra được một cách vượt tường lửa thì chế độ độc tài lại tìm cách khóa lại, rồi người ta lại tìm một cách khác …. – do đó tài liệu này chỉ hữu ích nếu nó làm giúp được người dùng biết cách vượt tường lửa hơn là cung cấp nơi vượt tường lửa.

1. Dùng phần mềm đặc biệt để vượt tường lửa:
Có một số phần mềm có thể dùng trong việc vượt tường lửa để xem các trang web bị ngăn chận.

Tor: http://www.torproject.org/ Sau khi download về, cần phải định hình browser. Để tiện gọn hơn, dùng torpark là một gói phần mềm miễn phí sẵn sàng để sử dụng mà không cần cài đặt gì cả. Download xuống và dùng thôi. Bạn tìm phần mềm torpark trên net, dùng keyword “torpark”. Torpark đã ngừng lại ở ấn bản 1.5.0.7. Thay thế nó là xB Browser.

xB Browser: http://xerobank.com/xB_Browser.php. Phần mềm này là hậu thân của torpark. Nếu sử dụng với tính cách cá nhân thì bạn có thể dùng xB Browser miễn phí. Download nó xuống, cài đặt và dùng xB Browser như bạn dùng IE hay FireFox để vượt tường lửa xem các trang web bị chận.

FreeGate: http://www.dit-inc.us/freegate Phần mềm miễn phí do công ty Dynamic Internet Technology (DIT) thực hiện để giúp người sử dụng tại Trung Quốc vượt tường lửa. Chỉ cần download và chạy. Phần mềm sẽ tự động đi tìm các proxy servers, định hình trong IE browser. Bạn dùng IE sau đó để xem các trang web bị chận.

UltraSurf: http://www.ultrareach.com/company/download.htm Vì các trang web của Pháp Luân Công bị chận bởi tường lửa Trung Quốc họ mới thành lập công ty UltraReach Internet Corp để thực hiện phần mềm UltraSurf miễn phí giúp cho người dân Trung Quốc vượt tường lửa. Tuy nhiên bất cứ ai ở các quốc gia độc tài cũng dùng phần mềm này được để vượt tường lửa của xứ họ.

2. Dùng proxy servers để vượt tường lửa
:
Proxy servers là những server làm trung gian để lướt mạng và qua đó giúp vượt tường lửa. Proxy servers trong dạng địa chỉ IP và bạn phải vào trong browser IE, FireFox, v.v… để cài địa chỉ IP của proxy server đó vào. Sau đó bạn dùng browser để lướt mạng xem những trang web bị chặn trước đó.

a) Tìm danh sách các proxy servers: Có những trang như www.proxy4free.com liệt kê các proxy servers miễn phí. Nếu bạn không vào được trang trên thì vào net tìm “free proxy servers”.

b) Cài địa chỉ IP của proxy servers vào browser: Địa chỉ IP của proxy servers trong dạng số a.b.c.d và có thể có số cổng (port number). Thí dụ: 63.149.98.48, port 80.

Internet Explorer: Vào Tools, Internet Options, Connections, LAN settings, rồi trong phần “Proxy server”, điền vào địa chỉ IP và số cổng.

FireFox: Vào Tools, Options, Advanced, Network, bấm vào nút Settings, chọn “Manual proxy configuration”, rồi trong hàng HTTP Proxy, điền vào địa chỉ IP và số cổng.

3. Dùng Anonymizer web / web proxy để vượt tường lửa:
Anonymizer là những dịch vụ giúp người dùng lướt mạng một cách kín đáo và giúp đi xuyên qua tường lửa. Dịch vụ anonymizer căn bản chỉ là những trang web proxy. Người ta vào các trang web đó, rồi đánh vào địa chỉ của trang web đã bị ngăn chận. Các trang web anonymizer sẽ làm công việc trung gian chuyển tải nội dung trang web bị chận xuống đến máy vi tính của người lướt mạng.

Quý bạn không cần phải download phần mềm nào cả, không cài đặt gì cả, không sửa đổi gì trong browser của mình cả, chỉ duy nhất đến trang web cung cấp dịch vụ anonymizer (một số miễn phí, một số khác tính tiền)

Những trang anonymizer phổ thông như:
www.anonymouse.org
www.hidemyass.com
www.shadowsurf.com
www.anonymizer.com
https://proxify.com/
www.proxyforall.com
www.proxeasy.com

Nếu những trang trên đã bị chế độ độc tài biết đến và chận lại thì bạn vào các trang tìm kiếm như google.com, yahoo.com, v.v… để đi tìm các dịch vụ khác. Chữ (keyword) đi tìm là “anonymizer”.

Điểm sách "Thú tội của một sát thủ kinh tế"

Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế”
của John Perkins


Khoảng hai năm nay, cuốn “Confessions of an Economic Hit Man” (nxb Penguin, New York) của John Perkins đã trở nên một “hiện tượng” ở Mỹ (và đang lan ra nhiều nước khác). Dù tác giả là một người trước đây hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách các quyển bán chạy nhất. Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính.

Tóm tắt, đây là “hồi kí” của một nhân vật tên John Perkins, tự xưng đã từng làm “sát thủ kinh tế”. “Sát thủ kinh tế”, theo lời Perkins, là người được giới đại doanh thương Mỹ gởi sang các quốc gia đang phát triển để thực hiện những mưu đồ kinh tế cực kì hắc ám nhằm phục vụ quyền lợi của giới này, và gián tiếp là của nước Mỹ. Cuốn sách là “tự thú” của Perkins về những “tội phạm” mà ông ta khai là đã làm trong thập niên 1970.

Tác giả kể: sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta được một công ti tư vấn ở Boston (Mỹ) tuyển mộ làm chuyên viên kinh tế với hai nhiệm vụ. Đầu tiên, ông sẽ được gởi sang một quốc gia đang phát triển để biện minh (thường là dối trá) những dự án cơ sở hạ tầng (như xa lộ, đê đập, mạng điện, vv) cách nào để các quốc gia này vay được tiền của các tổ chức và ngân hàng quốc tế và, cùng lúc, giúp các đại công ti Mỹ (như Bechtel, Halliburton) “trúng thầu”. Sau đó, “sát thủ kinh tế” Perkins phải làm thế nào để các quốc gia ấy ... phá sản, không trả được nợ. Khi đã sa vào hoàn cảnh ấy, các nước này phải nghe lời chủ nợ, trở thành một “đàn em” dễ bảo của Mỹ, cho Mỹ khai thác dầu hoả và các tài nguyên thiên nhiên khác, lập căn cứ quân sự, hoặc ít nhất thì cũng bỏ phiếu theo Mỹ ở Liên Hợp Quốc.

Sự nghiệp của Perkins bắt đầu ở Indonesia năm 1971 với nhiệm vụ lập một dự án mạng điện cho đảo Java, Ông ta nhận lệnh đưa ra những dự báo kinh tế cực kì lạc quan để USAID (cơ quan viện trợ kinh tế của Mỹ) và các ngân hàng quốc tế có thể cho chính phủ Indonesia vay tiền. Tất nhiên, dự án ấy sẽ thất bại (hoặc không nhiều lợi ích như dự báo), Indonesia không thể trả nợ, và sa vào cái “còng” của Mỹ.

Chu toàn tốt đẹp sứ mạng ở Indonesia, năm 1972 Perkins được gởi sang Panama. Làm “cố vấn” cho “kế hoạch phát triển toàn bộ” của nước này, Perkins được sếp ra lệnh đề nghị một loạt dự án không thực tế, ngụy tạo các con số, tưởng tượng một tương lai sáng ngời cho Panama để Ngân Hàng Thế Giới đầu tư hàng tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng ở nước này. Perkins cũng không quên gài vào những hợp đồng cho vay một số điều kiện mà chỉ các công ti Mỹ mới thoả mản được. Thâm độc hơn, vì chính phủ Panama lúc ấy có thái độ “kình” Mỹ, cụ thể là muốn Mỹ trả lại kênh Panama, Perkins được chỉ thị phải làm sao để các nhà lãnh đạo nước này “nhu mì” hơn đối với Mỹ.

Song có lẽ “thành tích” rực rỡ nhất của Perkins là ở A-rập Xê-út, nơi Perkins “hạ cánh” năm 1974. Như mấy lần trước, ở đây Perkins cũng được lệnh thổi phồng dự báo tăng trưởng để biện minh cho các món vay và các khế ước với các công ti Mỹ. Quan trọng hơn, Perkins khai rằng, để tránh tái diễn cuộc khủng hoảng dầu hoả như vào những năm 1970, ông ta được lệnh thuyết phục chính phủ Xê-út (1) không để dầu hoả chảy vào Mỹ bị gián đoạn, ở một giá “phải chăng”, (2) dùng tiền bán dầu hoả để mua ngân khố phiếu của Mỹ, (3) rồi lại dùng tiền lãi để thuê các tập đoàn kinh doanh của Mỹ “hiện đại hoá” A-rập Xê-út theo kiểu tây phương. Perkins khoe rằng ông đã biến A-rập Xê-út thành “con bò sữa có thể vắt đến ngày về hưu” cho ông và các sếp của ông, và tự đắc là “Bộ Ngân Khố Mỹ thuê chúng tôi, trả lương chúng tôi với tiền của A-rập Xê-út, để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó, thậm chí nhiều thành phố của họ là hoàn toàn do chúng tôi xây dựng”.

Sau vài chuyến công tác nữa ở Iran và Colombia, Perkins giải nghệ “sát thủ” năm 1980. Bị “lương tâm cắn rứt” từ đó đến nay, ông ta viết cuốn này (dù bị cản trở nhiều lần, ông ta nói).

Phải nhìn nhận rằng “Thú tội của một sát thủ kinh tế” quả hấp dẫn như truyện gián điệp: những cái chết bí ẩn, những buổi trưa làm tình vụng trộm, những thành phố nhiệt đới có vẻ kì bí đối với người phương tây, những cuộc trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Tuy nhiên, đọc kĩ, có nhiều điều không ổn về tác phẩm lẫn tác giả này.

Trước hết, ai biết chút ít về thời cuộc, về chính trị thế giới, và không quá ngây thơ, hẳn sẽ không lấy làm lạ về những xì-căng-đan mà Perkins kể lại. Có ai lạ gì chuyện các nhà lãnh đạo những nước nhỏ, đang phát triển (và đôi khi của vài quốc gia đã phát triển) bị nước ngoài mua chuộc (bằng tiền hoặc bằng sex), bắt chẹt, hăm doạ, v.v. Thậm chí, áp lực này khai diễn một cách chánh thức, công khai, ngay trong những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo, bị báo chí phanh phui hà rằm, lắm khi còn để lại dấu vết trong các hiệp ước thương mại. Đó là những chuyện “thường ngày ở huyện”. Có đại diện (thương mại, ngoại giao, quân sự..) nào của Mỹ (và hầu hết mọi nước khác) từ thấp đến cao, lại không sử dụng mọi thủ đoạn để đem lại lợi ích cho mình?

Đàng khác, chả lẽ lãnh tụ các nước chậm tiến không bao giờ phạm lỗi lầm, đưa quyết định sai về dự án này, kế hoạch nọ, và không tham ô? Cần gì những người như Perkins chỉ bảo, thúc giục? Quả vậy, Perkins ngầm tự hào là những người như ông bay sang các quốc gia đang phát triển để lừa bịp, gạt gẫm, song có thể chăng chính những “sát thủ kinh tế” này lại bị các lãnh tụ tham ô lợi dụng để vay tiền nước ngoài rồi bỏ túi riêng? Đúng là các tư vấn ngoại quốc hay thổi phồng triển vọng các dự án, song chắc gì chỉ các công ti ngoại quốc là thủ lợi?

Cái mới lạ ở cuốn này là Perkins kể những thủ đoạn của các nhà ngoại giao, nhà kinh tế (thường là nghiêm trang đạo mạo) dưới dạng hồi kí hấp dẫn như một truyện gián điệp đầy tình tiết li kì (có “sát thủ”, có rượu, có đàn bà, có án mạng, có hẹn hò giữa đêm khuya ở nhà ga, quán xá...), úp mở nghi vấn (nhưng không bằng cớ, thậm chí không đưa tên nhân chứng) về những “bí ẩn” trong cái chết của tổng thống Kennedy, tướng Torrijos của Panama, ngay cả của mục sư Martin Luther King… . Có thể Perkins nói thật, có thể ông nói phét. Làm sao biết được?

Hơn nữa, những chi tiết ông đưa ra lại làm cho người đọc thắc mắc thêm: cớ gì mà một công ti tư vấn to lớn, có uy tín lâu đời ở Boston lại chọn Perkins (lúc đó chưa đến 30 tuổi, mới xong cử nhân kinh doanh) để giao những sứ mạng quan trọng như vậy? Vài phân tích kinh tế của Perkins càng làm người đọc hoài nghi kiến thức của ông ta. Chẳng hạn, không ai hiểu biết về kinh tế lại so sánh doanh thu của xí nghiệp và GDP của quốc gia (hai phạm trù hoàn toàn khác nhau), để kết luận rằng công ti này “mạnh” hơn quốc gia nọ. Nhiều chi tiết trong sách là hoàn toàn sai. Chẳng hạn Perkins bảo rằng National Security Agency (cơ quan tuy rất lớn, song chỉ chuyên về mật mã) là một cơ quan kinh tế của chính phủ Mỹ, v.v. Cũng nên để ý là hầu hết kinh nghiệm của Perkins là khoảng 30 năm về trước.

Tóm lại, “Thú tội của một sát thủ kinh tế” là một cuốn sách hấp dẫn, “mua vui cũng được một vài trống canh,” và nếu người đọc chưa bao giờ nghe về những thủ đoạn lươn lẹo, dối trá, quỷ quyệt, hắc ám, của các đại công ti Mỹ (và chính sánh Mỹ nói chung) ở các quốc gia chậm tiến, thì cũng nên đọc để biết vài nét chính. Song, đối với những chi tiết về hành tung của tác giả, cũng như những gì mà ông không đưa bằng chứng, xin hãy ... tồn nghi.

Trần Hữu Dũng
Dayton, Ohio (Mỹ)
12-3-2006

Tải sách tại đây

Thứ Năm, tháng 6 10, 2010

Trương Gia Bình

Một số người nói với chúng tôi rằng, Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Cty FPT là một Nhân Vật Có Nhiều Ý Tưởng. Chúng tôi chưa bao giờ có dịp gặp gỡ ông Bình, một nhà khoa học được đào tạo trong môi trường Xô Viết trở thành doanh nhân, để trao đổi về điều đã làm cho ông trở nên khác biệt.
Hôm nay Trương Gia Bình ngồi trước mặt chúng tôi đây. Ông Bình đang chuẩn bị cho một buổi nói chuyện về các bí quyết thành công vào ngày hôm sau, mà nếu gạch đầu dòng ngắn gọn thì chúng bao gồm: khát vọng + nhìn được các điểm nút chiến lược + tập hợp được những người có năng lực để cùng vượt qua những khó khăn. Cao 1m73, nặng 88kg, cuốn sách đang đọc dở dang là “Cuộc đời tôi” (My Life) của Bill Clinton; ăn mặc theo lối càng ít thứ đeo khoác trên người càng tốt và thoải mái, có thể nhận xét sơ bộ rằng, ông Bình thuộc kiểu người cởi mở. Giọng nói của ông Bình khi phát âm chữ “R”, lưỡi vẫn rung nhẹ. Đó là “di sản” của nhiều năm học tiếng Nga và của quê hương miền Trung, cho dù ông ra Hà Nội sống từ năm 2 tuổi.

1. TS Bùi Quang Ngọc – bạn học cùng từ năm lớp 2 (năm học 1964-1965) tại trường Phương Đông – Hà Nội, người được coi là khá hiểu ông Bình. Theo ông Quang Ngọc, ngày ấy họ cùng ở phố Thợ Nhuộm. Nhà Quang Ngọc số 91, nhà Gia Bình ở số 86, chính là trụ sở của Sở Y tế Hà Nội (bố ông Bình là Trương Gia Thọ – một vị bác sỹ nổi tiếng thời bấy giờ). Trò chơi ấu thơ của họ thường cho cá vào lọ để cùng ngắm chúng chọi nhau cho đến khi ngã ngũ. Hai người học với nhau cả 3 năm cấp 3 ở trường chuyên toán Chu Văn An, cùng ngồi ở chiếc bàn cuối lớp. “Gia Bình học toàn diện. Dân chuyên Toán thường ít chú ý đến môn Văn cũng như các môn xã hội. Gia Bình lại là cánh ham mê môn Văn. Mỗi bài luận Bình bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu hàng đống sách chuyên đề rồi mới bắt tay vào viết. Tôi và nhiều bạn thường sử dụng các tư liệu mà Bình đã mất công tìm kiếm, thậm chí bắt trước cả cách phân tích, bình luận của Bình. Các bài Văn của Bình thường được được tham khảo mẫu khi trả bài. Bình hay nói về Triết học, trình bày các vấn đề dưới góc độ hoặc bằng ngôn ngữ Triết. Hồi đấy tôi chỉ thấy hay hay vì nó khác với những suy nghĩ tư duy thuần Toán, không biết đâu rằng đó chính là biểu hiện của những phẩm chất lãnh đạo mà sau này Bình mới thể hiện rõ. Năm 1974, khi sang Liên Xô, mỗi đứa một nơi, Gia Bình học khoa Cơ học trường Tổng hợp Matxcơva, còn tôi học Toán ở Kisinhốp. 1979, Bình được chọn làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh, còn tôi về dạy Toán ở ĐHBK Hà Nội. Năm 1985, Bình về nước lập nhóm “Nhiệt và chất” ở Viện Cơ, bắt đầu làm kinh tế. Một tối đầu mùa hè năm 1988, Bình đến nhà tôi chơi. Trên cái sân gác tầng 2 thoáng mát ở phố Khâm Thiên, Bình say sưa nói về máy tính cá nhân và thuyết phục tôi tham gia nhóm của Bình để chuyển máy tính sang Liên Xô. Ngoài sự thân quen rất nhiều năm, Bình nhìn nhận tôi như một chuyên gia Tin học khi đó. Chính Bình đã biến tôi từ một giáo viên, một nhà khoa học thành một nhà kinh doanh công nghệ và quản lý doanh nghiệp như hôm nay” – TS Quang Ngọc nhớ lại. Khi ấy họ mới 32 tuổi. Và sau đó mấy tháng, FPT chào đời.

Tại sao một nhóm các nhà khoa học lại rủ nhau bỏ đi làm kinh tế? Ông Bình kể, thế hệ ông được hưởng thụ sự giáo dục về niềm tự hào dân tộc, sinh ra là người Việt Nam đã là điều hạnh phúc. Chúng ta là lương tâm của thời đại, và tin tưởng sâu sắc vào điều đó. Tuy nhiên khi đi ra thế giới, gặp phải một sự thật phũ phàng là không phải ai cũng tôn trọng chúng ta. Điều ấy là một nỗi đau từ khi bước chân ra khỏi nước. Ông Bình nhớ, những năm 1980, khi đang là CTV Viện Hàn lâm Xô Viết, hôm ra sân bay tiễn một bạn về nước, cảnh sát đã cầm cái hộ chiếu của cô gái này vứt toẹt xuống đất. Lúc đó mới thấm thía nghèo là hèn, hèn là nhục; cũng tóc đen da vàng nhưng cầm giấy tờ Nhật Bản thì người ta được kính trọng. Thứ nữa là khi về nước, một người bạn than thở, Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ? Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu, và lần này thì nhóm những nhà khoa học này nhất quyết làm kinh tế.

2. Ông Bình cho rằng, câu chuyện lớn nhất của cuộc đời mình là FPT. Buổi ban đầu cái tên FPT gắn với công nghệ thực phẩm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, ông Bình hy vọng vào các dự án viện trợ quốc tế trong lĩnh vực này, nó cũng là điểm xuất phát làm các đồ sấy khô của nhóm “Nhiệt và chất”. Nhưng doanh vụ lớn đầu tiên của FPT là đổi máy tính Olivetti lấy các loại hàng của Liên Xô vốn rất quen thuộc với Việt Nam thời bao cấp. Có thể nói giai đoạn 1988-1991 là giai đoạn đổi hàng Liên Xô. Giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn tham gia thanh toán với Liên Xô (Nga) cho các công trình thủy điện, đồng thời Tin học đã là một hướng kinh doanh độc lập. Từ 1995, kinh doanh Tin học trở thành chủ đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời trong FPT. 1998, sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường Tin học của các ngành kinh doanh này và cũng là nhà ISP đầu tiên của Việt Nam . Trong quãng thời gian trên, ông Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các Cty công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo vệ kinh doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh doanh (Balance và FIFA). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng hai của FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức, hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán. Thông thường sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình “không phải là người thường” (đánh giá của ông Hoàng Minh Châu, một nhân vật trong FPT). Ông chưa có ý định hưởng thụ và đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó. Năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm. Đầu năm 2000, FPT là Cty Tin học đầu tiên đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000, triển khai thành công hệ kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS của FPT trở thành hệ thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam . Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD; năm 2003 vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2002, FPT trở thành Cty cổ phần, rồi tập đoàn hóa. Hiện FPT có khoảng 10 ngàn nhân viên và doanh số đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

Thời điểm đầu những năm 2000, ông Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất biến của cấu trúc) và Leadership Building (kỹ năng lãnh đạo), đồng thời phát động phong trào học tập các lý thuyết này trong FPT. “Không nhiều cán bộ FPT hiểu được các lý thuyết này, cũng như vận dụng chúng có kết quả. Là người lãnh đạo FPT trong những năm qua, Gia Bình có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu những chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này. Bình là một nhà tư tưởng” – TS Bùi Quang Ngọc nhận xét – “Bình nhìn nhận FPT phải có đối ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Bình học ở quân đội ở cấu trúc Fractal, và thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội, trong đó có Bác Văn. Thậm chí Bình học hỏi cách dùng người của Bác Hồ. Những nguyên lý của âm dương ngũ hành cũng được Bình áp dụng. Bên cạnh đó có nhiều tư tưởng của Bình được minh chứng qua thực tế, ví dụ như bản đồ gene Cty. Bình tự mình hì hụi phác thảo các chuỗi phân tử đầu tiên của bộ gene này”.

3. Để triển khai kinh nghiệm sống còn “con người là cốt lõi của thành công”, ông Bình đã từng phát động một chiến dịch cầu hiền tài. “Chiếu cầu hiền tài” của ông đăng trên tạp chí nội san và được nhiều báo khác đăng tải lại, đã gây xúc động mạnh trong giới trẻ. Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FPT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh – sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế. Một trong các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phần mềm Việt Nam lúc đó là Henry Hùng. Tinh thần “chiến tranh” được ông Bình phát động, để cho dễ nhớ, ông đã gói gọn mục tiêu của Cty vào 3 chữ số: 528. Số 5 chỉ 5000 lập trình viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005, số 2 chỉ 200 triệu doanh số phần mềm xuất khẩu cũng vào năm đó, số 8 chỉ giá trị của Cty tại thị trường chứng khoán Nasdaq là 8 tỷ USD. Toàn thể nhân viên FPT hừng hực khí thế. Trở thành Cty bạc tỷ trong vòng mấy năm là một chuyện phi thường và ông Bình thổi vào bộ máy FPT quyết tâm làm chuyện phi thường.

Khẩu hiệu “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” sẽ vẫn tiếp tục chỉ là khẩu hiệu trong nhiều năm cho đến khi xuất hiện một tư duy mới: công nghiệp phần mềm là lối thoát duy nhất của Việt Nam . Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm phải trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển. Ngày 5/6/2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: 50 ngàn lập trình viên, 500 triệu USD phần mềm xuất khẩu vào năm 2005. Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị – Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 đã ra chỉ thị 58-CT/TƯ, trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển đất nước. Tiếp theo hai văn kiện quan trọng này là việc triển khai hàng loạt các chính sách ưu đãi: miễn thuế 4 năm cho các Cty phần mềm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không áp dụng VAT với các sản phẩm phần mềm, thuế xuất nhập khẩu bằng không… đặc biệt các lập trình viên Việt Nam được tôn vinh, khi mức lương bắt đầu phải nộp thuế thu nhập nâng từ hai triệu lên tám triệu đồng. Các Cty phần mềm được sử dụng internet với tất cả các cổng dịch vụ không bị kiểm soát qua firewall, Nhà nước đầu tư vào các khu công viên phần mềm như Quang Trung, Hoà Lạc… “Những người làm phần mềm hân hoan thụ hưởng các chính sách mới này, nhưng không phải tất cả trong số họ đều biết đến công lao của ông Bình trong nỗ lực tác động hình thành chính sách” – ông Hoàng Minh Châu nhận xét.

4. Khi cần suy nghĩ, ông Bình cũng đốt thuốc, vẻ sôi nổi biến mất và thoáng rơi vào trầm tư. Ông Bình nhìn nhận, có ba ý tưởng quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào thương trường. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh. Tại sao người Việt Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu cho quê hương, mà làm kinh tế lại có nhiều điều không ổn? Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng quân đội và sau này tự tổng kết trong bài “chiến tranh nhân dân ứng dụng vào quản trị kinh doanh”. Điều này ông đã dạy cho nhân viên FPT, đồng thời cũng chia sẻ với các doanh nghiệp trong khuôn khổ khoa Quản trị kinh doanh – ĐHQG Hà Nội, và ông cho rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt Nam, quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lòng học được.

Ý tưởng thứ hai: Genetic. Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn tại lâu dài, tìm hiểu bí quyết tồn tại của nó, ông Bình nhận thấy thương hiệu Sumitomo – Nhật Bản đã có 400 năm tuổi, nhưng lại có một Cty Thụy Điển đã tồn tại tới 7 thế kỷ. Ông Bình phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải có một cấu trúc hết sức đặc biệt và có thể đặt tên nó là genetic. Để thiết kế được một hệ thống gen trong Cty, ông Bình không biết phải bắt đầu như thế nào, cho dù hết sức ước mong và dù đã xem xét cả mã gien của người lẫn ruồi giấm. Khi FPT mới chỉ có 350 người, ông Bình tự so sánh với một dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có 350 người. Một dân tộc đã tồn tại độc lập qua cả ngàn năm đến tận bây giờ, vì sao họ làm được điều đó? Ông Bình sửa soạn đi tìm dân tộc này nhằm quan sát cách thức họ sống, ăn nói, trồng cấy, sinh hoạt bên đống lửa… để tìm cấu trúc. Đang chuẩn bị đi thì lại vớ được một cuốn hương ước, và cho rằng hương ước hay hơn, nên thu thập rất nhiều về đọc. Ông Bình đã mơ hồ đoán được cấu trúc genetic nhưng vẫn không thiết kế nổi. Lúc này FPT xuất khẩu phần mềm sang Ấn Độ, ông Bình bắt đầu nghiên cứu các quan điểm ISO và nhận thấy sự minh bạch của bộ lệnh này, đồng thời nó là quy trình chung cho toàn bộ tập đoàn. Như là lá, bạn sẽ quang hợp, là hoa bạn sẽ di truyền vậy. Đồng thời tiêu chuẩn ISO có cả biến dị, bởi có cả giai đoạn check, tức là sau một vòng tuần hoàn phải kiểm tra xem có cải tiến được nó không? Thế là bản thiết kế bộ gien của ông Bình đã hoàn tất.

Rất nhiều người trong FPT phản đối mạnh mẽ, làm gì có cái khái niệm đó tồn tại trên đời, nhưng sau khi ông Bình bắt đầu triển khai làm thì điều này bắt đầu xuất hiện trong một số cuốn sách. Thật may có một người bạn thân của ông Bình hiểu. Để ép mọi người sử dụng, ông Bình gần như phải dùng tới “bạo lực, cưỡng chế”, bởi có thể cách ông Bình giải thích khó hiểu, hoặc cũng có thể mọi người không thích thay đổi. Genetic không chỉ là nhận thức sâu sắc về một tập đoàn, mà muốn vận hành nó sẽ phải chấp nhận trả giá bằng 30% thời gian của toàn bộ bộ máy nhân sự trong khoảng từ 1 – 2 năm. Vừa đúng dịp có cuộc xuất khẩu phần mềm, ông Bình đặt ra khẩu hiệu “Xuất khẩu hay là chết”, đồng thời cho vận hành genetic. Ông Bình đánh giá, đến nay bộ lệnh của FPT vẫn là bộ lệnh khác biệt so với các tập đoàn khác, bởi lẽ ông đã tìm mọi cách viết một bộ lệnh đầy đủ để duy trì sự trường tồn của lệnh này, cũng như cây cỏ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là tìm cách bắt chước thiên nhiên. Ông Bình không biết FPT sẽ tồn tại được bao lâu, nhưng theo đúng như thiết kế thì cần phải liên tục hoàn thiện, khi đạt đến đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự tồn tại sẽ được chấp nhận. Gen đòi hỏi mỗi tế bào phải thuộc bài, phải có hệ thống đào tạo nội bộ. Tại FPT lãnh đạo hành xử giống nhau, 10 người cũng như 10 nghìn người, phương thức giống nhau dù quy mô khác nhau, đều theo quân sự lệnh. Ý tưởng genetic có trong đầu ông Bình từ năm 1996, đến lúc xuất hiện tại FPT đã là năm 2003. Một quá trình đeo đẳng.

Ý tưởng thứ ba: Thác số. Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật đổ, thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này về sau người ta viết thành những cuốn sách rất nổi tiếng như “Thế giới phẳng”, còn ông Bình gọi nó là thác số. Bởi khi chưa có internet thì công việc nước nào nước ấy làm, nhưng khi internet ra đời sẽ có một dòng thông tin chảy từ chỗ có nhiều tin đến ít tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít tri thức, đồng thời sẽ có dòng công việc chảy theo dòng thông tin đó. Tương tự như việc phải chọn độ cao, ngăn đập để làm thủy điện. Trong thác số, nước là kỹ năng, một số lượng các kỹ năng, cụ thể trong công nghiệp phần mềm là tiếng Anh và lập trình. Ông Bình đẩy tiếp một bước nữa là “tạo nước” bằng việc mở trường Đại học, hiện nay FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ thống khác. Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông Bình ngồi xoa tay xem các tổ máy phát điện vận hành. Các nước phát triển không ai đi viết lập trình cả, học thì khổ chết cha chết mẹ, ra đời lương lại không cao, họ thường làm các việc khác. Vì thế ông Bình cho rằng, trong tương lai các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ. Thác số chính là cơ hội của đất nước, trong cái nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.

5. Những năm 1980 khi đất nước đang rất khó khăn, ông Bình đã được mời sang Tây Đức làm việc. Sự lựa cuộc sống ở nước ngoài tương đối dễ dàng, nhưng ông nghĩ rằng không có nơi nào tốt hơn Việt Nam, mà ở Việt Nam thì phải ở Hà Nội, nơi ông đã lớn lên, nơi văn hóa, trí tuệ tinh túy của đất nước tụ hội, nơi ông cảm thấy “happy” hơn cả. Ông Bình kể với chúng tôi rằng, ông đã quan sát kỹ mặt trống đồng để cố gắng hiểu mật mã của quá khứ, và gọi nó là “một bộ gen được ghi nhận đơn giản về văn hóa người Việt, về triết lí sống người Việt. Ví dụ câu hỏi lớn nhất “hạnh phúc là gì?” Tôi thấy trên trống đồng vẽ một nhà mái cong, một người đàn ông, một người đàn bà, một đứa trẻ, một đấu gạo, trên nóc nhà có một con chim. Có thể thấy người Việt cổ quan niệm rằng, chúng ta là người hành phúc khi có một nơi để ở, có một gia để sống và có gạo để ăn. Kiểm nghiệm lại tôi thấy mình vô cùng hạnh phúc, đời tôi đã có một nơi ở, một gia đình và có gạo. Bất kể chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, tôi thấy tự tin vô cùng để có thể mạo hiểm. Làm kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm. Nhưng dù mạo hiểm đến đâu đi chăng nữa tôi vẫn đã có một gia đình, có người yêu thương mình”.

Ông Bình tự thiết kế cho mình một ngôi nhà bên Hồ Tây, sau khi đọc chán các sách về âm dương ngũ hành, phong thủy, và tìm hiểu một thứ là “bộ lệnh hài hòa”. “Ngôi nhà tôi là nơi đã bày trận đánh lớn: làm sao để Intel đầu tư vào Việt Nam , để TGĐ Intel đến nhìn thấy là choáng, họ thấy văn hóa Việt Nam mình hay quá. Đấy là một địa điểm chuyên dùng để kêu gọi xuất khẩu, kêu gọi đầu tư công nghệ cao, ông nào mà hoành tráng nhất thì tôi đón về nhà” – ông Bình không dấu được vẻ khoan khoái.

Kết thúc, ông Bình nói với chúng tôi: Có hai loại kiến thức, một loại có thể viết ra được thành lời, người ta gọi là kiến thức tường minh; một loại kiến thức không viết ra được mà chỉ có thể ngộ được. Đó là kiến thức ẩn, nó không thể tổng kết được mà là hệ quả của một quá trình quan sát, bắt chước và giác ngộ. Có lẽ ông Bình có chút lo lắng mơ hồ rằng, dân ngoại đạo chúng tôi vẫn còn chưa hết cảm thấy xa lạ chăng, với những ý tưởng ông vừa mới trình bày.

Trương Gia Bình nói điều đó với một điếu thuốc mới bắt đầu cháy trên tay.
Nguồn:http://huyminh.wordpress.com/2010/06/08/truong-gia-binh/

Thứ Bảy, tháng 6 05, 2010

Thấy gì từ báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp

Doanh nhân và Pháp luật) Nhiều nhà đầu tư trên thị trường liên tục rơi vào các cạm bẫy của nghệ thuật kế toán của doanh nghiệp. Họ thường chú trọng vào lợi nhuận của doanh nghiệp công bố hơn là dòng tiền mà doanh nghiệp đó tạo ra cho chính mình. Bài viết này giúp cho nhà đầu tư biết được kỹ thuật đánh giá dòng tiền để biết được chất lượng của lợi nhuận công bố. Lê Đạt Chí – Khoa Tài chính doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Tp.HCM

Lợi nhuận là bút toán
Để tạo ra lợi nhuận thật dễ dàng đối với một người làm kế toán nhưng để tạo ra tiền thì quả thật khó khăn. Lợi nhuận thường bị quản lý bởi các nhà quản trị trong công ty. Việc quản lý lợi nhuận là “sự can thiệp có mục đích bởi việc quản lý trong tiến trình xác định lợi nhuận, thường là để thỏa mãn các mục đích cá nhân”. Quản lý lợi nhuận nhằm tô điểm thêm các kỳ vọng của thị trường, nó không tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Có thể thấy, có nhiều động cơ quản lý lợi nhuận như:
(1). Động cơ vì các hợp đồng kinh doanh. Nhiều hợp đồng kinh doanh sử dụng các số liệu của kế toán chẳng hạn như các hợp đồng dự thầu, các hợp đồng tiền lương, thưởng của ban giám đốc và hội đồng quản trị được tính trên những số liệu kế toán này. Các giao kèo tiền lương, thưởng được xác lập trong một giới hạn dựa trên mức lợi nhuận mà công ty đạt được. Nếu không quản lý lợi nhuận trong các giới hạn này sẽ là một tổn thất lớn trong thu nhập của các nhà quản trị. Mặt khác các điều khoản nợ thường dựa trên những số liệu kế toán như thu nhập. Những xung đột của các điều khoản nợ sẽ là tốn kém cho các nhà quản trị công ty, chính vì vậy họ phải quản lý lợi nhuận nhằm giảm đi những tốn kém đó.
(2) Động cơ làm giá chứng khoán. Một động cơ khác tác động tiềm tàng đến giá chứng khoán. Chẳng hạn, một nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận để tạm thời đẩy giá chứng khoán lên cho những mục đích “sang sạp” của mình hay vì mục đích phát hành chứng khoán…
Từ những bất cập của phương pháp kế toán phát sinh đã đưa đến nhiều chiến lược quản lý thu nhập khác nhau nhằm thực hiện được các mục tiêu của người quản lý. Tuy nhiên, bằng việc phân tích báo cáo dòng tiền sẽ giúp cho nhà đầu tư loại bỏ được một số nhược điểm này.
Dòng tiền là vua
Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá giá trị thực của cổ phiếu đó chính là dòng tiền mà một doanh nghiệp tạo ra. Báo cáo dòng tiền cung cấp nguồn gốc dòng tiền của một doanh nghiệp, dòng tiền của một doanh nghiệp là cái có thực và là một khái niệm dễ hiểu, chúng không bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế toán. Tuy nhiên, dòng tiền không thể đo lường giá trị tăng thêm trong ngắn hạn. Chẳng hạn, nếu một công ty gia tăng dòng tiền bằng việc cắt giảm đầu tư thì đó là một điều tồi tệ trong tương lai.
Như vậy, dòng tiền sẽ chịu tác động rất nhiều đối với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển mà nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp cũng khác nhau, khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng khác nhau…, đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó trong tương lai…
Chính vì vậy, một số chỉ tiêu tài chính khi phân tích báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp thường được đề cập đến là dòng tiền hoạt động, dòng tiền tự do, sự kết hợp giữa các dòng tiền trong doanh nghiệp… nhìn vào báo cáo dòng tiền nhà đầu tư có thể đánh giá được chất lượng của thu nhập mà công ty tạo ra. Nó sẽ giúp cho nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc sử dụng các phương pháp kế toán để tạo ra lợi nhuận.
Báo cáo luân chuyển tiền tệ
Một trong những tài liệu trong bộ báo cáo tài chính mà một doanh nghiệp cung cấp đến thị trường là bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ. Báo cáo luân chuyển tiền tệ được phân thành ba dòng tiền khác nhau dựa trên ba hoạt động của một doanh nghiệp: Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh; dòng tiền hoạt động đầu tư; dòng tiền hoạt động tài trợ (thường được đề cập là dòng tiền hoạt động tài chính). Nói một cách dễ hiểu, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp tạo nên dòng tiền hoạt động. Dòng tiền này chính là thực lực của doanh nghiệp, là thành phần quan trọng tạo nên giá trị nội tại của cổ phiếu đó (xem bảng 1)
Bảng 1: Tóm tắt báo cáo dòng tiền của công ty (đơn vị tính: tỷ đồng)
Khoản mục năm 2007 năm 2006
Lợi nhuận 203,866 54,007
Dòng tiền
- Dòng tiền hoạt động (756,215) (220,803)
- Dòng tiền đầu tư (69,121) (62,588)
- Dòng tiền tài trợ 856,658 282,395
Dòng tiền thuần 31,321 (996)
Một cách tổng quát, dù năm 2007 công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh này lại thâm hụt một cách trầm trọng. Nói cách khác, (1) Lợi nhuận của công ty không phải đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, chủ yếu từ hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động thanh lý tài sản… (2) Việc tạo ra lợi nhuận chẳng qua chỉ là một nghệ thuật kế toán chuyển từ hàng tồn kho sang các khoản phải thu. Nghĩa là công ty ghi nhận trước doanh thu bán hàng của mình. (3) Việc bán hàng đã thực hiện quá mức mà công ty không đánh giá được những rủi ro từ khả năng thanh toán của mình. Việc mở rộng quá mức chính sách bán hàng sẽ là mối nguy trong thanh toán. Nói cách khác công ty đã quá chú trọng vào việc bán hàng mà không xem xét đến khả năng thu nợ. Nếu các khách hàng gặp vấn đề trong thanh toán sẽ là một thiệt hại lớn đến dòng tiền công ty. (4) Việc có được lợi nhuận cũng có thể đến từ những bút toán định giá lại hàng tồn kho bằng cách bán hàng rồi sau đó mua lại hàng đã bán. Điều này giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận, nhưng khoản lợi nhuận này chính là do công ty định giá lại hàng tồn kho. Nhất là trong điều kiện lạm phát như VN thời gian qua, một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, sau khi mua hàng, giá vật liệu tiếp tục tăng, điều đó cho thấy công ty có lợi nhuận nhiều nhưng công ty lại không bán ra lô hàng này mà tiếp tục gim giữ trong kho. Trong khi đó, báo cáo cần phải được lập, lợi nhuận cần được công bố, công ty thực hiện bút toán bán hàng cho một đối tác sau đó mua lại từ đối tác này lô hàng này với giá đã bán. Cả đối tác và công ty không bị thiệt hại gì ngoại trừ những hóa đơn bán hàng. Điều đáng lưu ý là công ty không thực sự bán hàng, chỉ bán trên chứng từ kế toán. Không chỉ dừng lại ở đó, dù giá hàng hóa không tăng, các nhà quản lý cũng có thể thực hiện được. Điều này cho thấy, có nhiều mối hoài nghi để yêu cầu một nhà đầu tư cần phân tích chi tiết báo cáo dòng tiền để tìm ra chất lượng thu nhập.
Một công ty trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng có thể chấp nhận một sự thâm hụt trong dòng tiền hoạt động, họ cần chi ra nhiều tiền để có được doanh thu như tiền quảng cáo, tiếp thị, hậu mãi, chính sách bán hàng ưu đãi hơn so với đối thủ… Nếu một sự thâm hụt này không đi liền với giai đoạn này sẽ đẩy công ty đến bờ vực phá sản. Một nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của những công ty này vì thực lực của công ty đang suy yếu. Một công ty được xem là cổ máy tạo ra tiền cho nhà đầu tư khi dòng tiền hoạt động thặng dư và gia tăng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư cần thiết cho việc phát triển của mình. Nói cách khác công ty này đang có dòng tiền tự do dương. Khi dòng tiền này thặng dư thì doanh nghiệp mới dùng tiền để chi trả cho các cổ đông của mình dưới nhiều hình thức như chi trả cổ tức bằng tiền.
Nhiều doanh nghiệp của VN thời gian qua cho thấy tại sao lợi nhuận tạo ra nhiều nhưng công ty không chi trả cổ tức bằng tiền hoặc có nhưng rất thấp bởi một lý do đơn giản là công ty không có tiền để chia. Nhìn vào bảng 1, dù năm 2007 công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận đến 277,4% nhưng dòng tiền hoạt động lại thâm hụt trầm trọng, việc thâm hụt này kết hợp với nhu cầu đầu tư đã đẩy công ty đến việc gia tăng huy động vốn từ bên ngoài. Dòng tiền tài trợ bên ngoài đã gia tăng đáng kể. Nếu công ty không thể vay nợ trong tình hình thắt chặt chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước thì liệu rằng công ty có mức tăng lợi nhuận được không? Trong điều kiện TTCK ảm đạm, công ty có phát hành thêm cổ phiếu để bù đáp cho thâm hụt không? Khi không có những nguồn tài trợ này công ty có tồn tại được không trước những khoản nợ khó đòi,… Tiền công ty chắc chắn thiếu hụt bởi mối đe dọa này. Khi không đủ tiền đáp ứng nhu cầu kinh doanh thì việc sụt giảm lợi nhuận trong năm 2008 và trong tương lai là chuyện đương nhiên. Vậy, một nhà đầu tư có nên mạo hiểm cho kế hoạch đầu tư của mình vào công ty này không? Đầu tư còn được xem là một cuộc đánh cược, nhưng một nhà đầu tư theo giá trị họ sẽ không mạo hiểm số tiền của mình trước cuộc chơi này.
Phân tích báo cáo dòng tiền
Một trong những vấn đề thường vấp phải khi phân tích, các nhà đầu tư bị ánh hào quang lợi nhuận của công ty che lấp nên sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu này. Ở đây, nhà đầu tư cần bình tĩnh để trả lời những hoài nghi từ quá trình phân tích: Tại sao lợi nhuận năm 2007 tăng cao hơn rất nhiều năm 2006 nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trở nên thâm hụt trầm trọng. Chính bản thân dòng tiền âm là một ẩn số lớn của giá cổ phiếu công ty này. Dòng tiền hoạt động âm cho thấy nội tại doanh nghiệp có vấn đề, lợi nhuận cao nhưng dòng tiền thì không có.
Bảng 2: Chi tiết báo cáo dòng tiền hoạt động của công ty (đvt: tỷ đồng)
Khoản mục năm 2007 năm 2006
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh - -
1. Lợi nhuận trước thuế 237,153 54,007
2. Điều chỉnh cho các khoản: - -
- Khấu hao tài sản cố định 21,845 14,723
- Các khoản dự phòng 3,805 4,517
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 934 -
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 156 -
- Chi phí lãi vay 41,084 16,528
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 304,976 89,774
- Tăng, giảm các khoản phải thu (880,493) (285,490)
- Tăng, giảm hàng tồn kho (168,574) (54,936)
- Tăng, giảm các khoản phải trả 56,710 28,479
- Tăng giảm chi phí trả trước (11,754) 4,285
- Tiền lãi vay đã trả (27,982) (16,528)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (17,076) (2)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 851 13,614
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (12,873) -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (756,215) (220,803)
Như vậy, nhìn vào báo cáo dòng tiền của công ty này đã cho thấy việc thâm hụt chủ yếu đến từ việc gia tăng các khoản phải thu, công ty đã mạnh tay mở rộng chính sách tín dụng mà không biết khả năng trả nợ của khách hàng… Những đánh giá của nhà đầu tư đến vấn đề tín dụng của doanh nghiệp là rất cần thiết cho việc tìm ra chất lượng thu nhập. Nếu có rủi ro trong thanh toán sẽ đẩy công ty đến một sự thiệt hại rất lớn cho các cổ đông. Những rủi ro có thể xảy ra cho các khoản phải thu (nợ xấu) sẽ làm thất thoát tài sản của công ty và lẽ dĩ nhiên là thất thoát tiền của các cổ đông nên giá cổ phiếu sẽ sụt giảm. khoản mục thứ 2 cần quan tâm chính là việc đầu tư vào hàng tồn kho nhiều đã tiêu tốn nhiều tiền của công ty, làm trầm trọng thêm cho việc thâm hụt hày.
Vấn đề thứ 2 chính là khi dòng tiền hoạt động không đủ tài trợ cho các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty thì công ty lệ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Điều này cho thấy, việc gia tăng tài trợ bên ngoài rất mạnh để tài trợ cho việc đầu tư vào các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty. Một sự thất thoát các khoản phải thu và hàng tồn kho sẽ đe dọa đến nghĩa vụ của các chủ thể tài trợ. Nói cách khác việc có được lợi nhuận là nhờ vào việc tài trợ bên ngoài. Lúc này, nhà đầu tư cần phải phân tích các thành phần tài trợ đó.
Một điều cho thấy rằng, trong năm 2007 công ty phát hành thêm cổ phiếu để huy động và vay vốn ngắn hạn cũng như dài hạn từ ngân hàng (xem bảng 3). Như vậy, phải chăng lợi nhuận có được có nguồn gốc từ sự đóng góp vốn của chính các cổ đông? Lợi nhuận này có còn tiếp tục trong năm 2008 khi mà TTCK không khả quan? Việc phát hành cổ phiếu không thuận lợi? Chắc chắng một nhà đầu tư không muốn mình bỏ tiền vào công ty để có được lợi nhuận. Đồng thời một tác nhân quan trọng chính là nợ vay. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay cho việc tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong năm 2007 có tiếp diễn trong năm 2008 khi mà lãi suất trên thị trường liên tục gia tăng. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của nền kinh tế có giúp cho công ty dễ dàng vay nợ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh và có được lợi nhuận không?... đến đây, nhà đầu tư đã phần nào nhận ra chất lượng lợi nhuận mà công ty công bố. Việc gia tăng lợi nhuận này đã làm tổn hại đến các nhà đầu tư về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Dòng tiền hoạt động càng trở nên thâm hụt hơn khi nghĩa vụ nộp thuế càng cao. Với tư cách là một nhà quản trị, họ phải giảm thiểu số tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để gia tăng dòng tiền cho các cổ đông của mình. Thế nhưng công ty này không làm được điều này, và trong tương lai, công ty không thể cho các cổ đông của mình những dòng tiền đích thực.
Khi nhà đầu tư bình tĩnh trả lời những vấn đề cơ bản trên sẽ giúp xác định được đâu là nguồn gốc của lợi nhuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xác định giá trị cổ phiếu trong tương lai khi các yếu tố trên trở nên bất lợi.
Bảng 3: Báo cáo dòng tiền tài trợ (đơn vị tính: tỷ đồng)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu 427,054 240
Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành - (908)
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 935,632 374,842
Tiền chi trả nợ gốc vay (503,223) (89,617)
Tiền chi trả nợ thuê tài chính - -
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (2,805) (2,162)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 856,658 282,395
Chính dòng tiền từ nội tại của quá trình kinh doanh của mình bị thâm hụt hoặc không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh sẽ là nguy cơ lớn trong tương lai, đe dọa đến khả năng tăng lợi nhuận trong năm và những năm tới. Sự phát triển công ty phụ thuộc chủ yếu các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Chính những yếu tố này tạo nên nhiều cú sốc về giá cổ phiếu của công ty khi các yếu tố cơ bản của nền kinh tế không thuận lợi.
Một điểm đáng lưu ý nữa chính là các thành phần của dòng tiền hoạt động đầu tư. Dòng tiền hoạt động đầu tư có thể được phân chia thành hai nhóm. (1) Đầu tư tài sản cố định (hay còn gọi là chi tiêu vốn), dòng tiền này sẽ giúp cho công ty tăng trưởng trong tương lai, công ty sẽ gia tăng được dòng tiền hoạt động vì khả năng mở rộng thị trường của mình. Dòng tiền chi ra này rất cần thiết cho sự phát triển và cạnh tranh lại các đối thủ của công ty. Việc thâm hụt này trở nên có vấn đề khi công ty đầu tư sang lĩnh vực khác. Vì đầu tư sang lĩnh vực mới sẽ làm khuyếch đại thêm rủi ro và khả năng quản trị rủi ro kém sẽ dẫn đến sự phá sản. (2) dòng tiền đầu tư tài chính. Dòng tiền này bao gồm đầu tư chứng khoán vì mục đích thương mại và đầu tư góp vốn vào công ty con, đầu tư dài hạn khác. Việc gia tăng dòng tiền này một mặc sẽ gia tăng rủi ro và đồng thời nếu quản trị tốt chỉ làm gia tăng dòng tiền đầu tư. Nó ít tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đầu tư vào những công ty con để phát triển thành một tổ hợp khép kín sẽ cần thiết với một chiến lược kinh doanh phát triển thành tập đoàn. Nhưng một sự đầu tư góp vốn vào lĩnh vực khác sẽ là điều đáng lo ngại cho các cổ đông. Việc chuyển nhượng những phần vốn góp này không dễ dàng khi hoạt động kinh doanh cần tiền để duy trì sự hoạt động.
Việc phân tích báo cáo dòng tiền sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được chất lượng thu nhập trong tương lai làm nền tảng cho việc xác định giá trị thực để đầu tư. Việc phân tích báo cáo dòng tiền của công ty sẽ giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dưới những tảng băng lợi nhuận mà công ty công bố. Không nên rơi vào những cạm bẫy lợi nhuận của công ty để rồi trả giá cao cho cổ phiếu của họ.

Theo Doanh nhân và Pháp luật
Tải bài viết tại đây