Thứ Tư, tháng 7 28, 2010

Làm gì khi bị thoái vốn





Bài đăng trên Nhịp cầu đầu tư

Tồn kho bao nhiêu là đủ?



Trữ hàng thế nào để vừa giảm được chi phí, vừa đảm bả0 khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng?
Tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng của doanh nghiệp, vì đó là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số tồn kho cũng cho thấy nhiều vấn đề.

Hai mặt của tồn kho

Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, khi doanh nghiệp ngành đường tồn kho gần 100.000 tấn, ngành than khoảng 4,2 triệu tấn, giấy 15.000 tấn, tồn kho phôi thép và thép thành phẩm trên 400.000 tấn… cũng là lúc hàng loạt nhà máy của các doanh nghiệp như Thép Vạn Lợi, Giấy Bãi Bằng, nhà máy supe-photphat Lâm Thao phải tạm ngưng hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất. Không ít doanh nghiệp lao đao do không bán được hàng, thiếu tiền thanh toán nợ.

Không chỉ thế, tồn kho lớn đã kéo theo những ảnh hưởng về giá. Sau một thời gian tăng giá mạnh, từ giữa tháng 12.2009, giá đường đã bắt đầu giảm. Hiện giá đường trắng loại I tại kho chỉ còn 14.300-15.100 đồng/kg so với mức 18.000-19.000 đồng/kg trước đó. Tình trạng hàng tồn kho quá lâu cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời…

Tồn kho lớn cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới xử lý hết hàng tồn. Các doanh nghiệp thủy sản gần như đã dành trọn năm 2009 để xử lý hàng tồn kho ứ đọng của năm trước. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu hay sản xuất thành phẩm. Kết quả là khi các đơn hàng xuất khẩu thủy sản tăng trở lại, Công ty Chế biến Xuất khẩu Cái Đôi Vàm (Cadovimex - Cà Mau), Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Giá Rai (Bạc Liêu) đã chật vật tìm kiếm nguồn cung ứng. Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn không tìm đủ nguồn hàng. Hiện các cơ sở đành chấp nhận sản xuất ở mức 40-60% công suất và tiếc rẻ nhìn cơ hội đi qua.

Trong khi đó, nhờ lượng tồn kho giá rẻ và nắm bắt xu thế thị trường mà Thép Việt Ý, Tập đoàn Hoa sen, Hữu Liên Á Châu… đã đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý III/2009 đột biến, tăng 100-200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rõ ràng, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề và không phải tồn kho thấp là tốt hay tồn kho cao là xấu. Vấn đề ở chỗ mức tồn kho như thế nào là hợp lý?

Như thế nào là hợp lý?

Ông Nguyễn Phan Xuân Thủy, Giám đốc Công ty Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát, nhận xét: “Thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng”.

Về nguyên tắc, tồn kho càng ít càng tốt, như phương châm của hệ thống quản lý hàng tồn kho Just In Time (JIT) là “chỉ sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm”. Tuy nhiên, mô hình JIT chỉ hiệu quả đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Còn đối với những doanh nghiệp dựa vào mùa vụ, cần đầu vào ổn định, muốn tranh thủ cơ hội từ khan hiếm hàng hóa thì việc dự trữ tồn kho lại rất cần thiết. Để biết mức tồn kho thế nào là hợp lý, các doanh nghiệp cần:

1. Nắm bắt nhu cầu

Đó là việc tập hợp các số liệu (cả số lượng lẫn giá trị) về lượng hàng bán ra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết… Đồng thời, cùng với việc quan sát động thái thị trường, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai.
Trong đó, tính toán tồn kho thực tế đòi hỏi nhiều công sức nhất. Chẳng hạn, muốn kiểm kê nhanh số lượng tồn kho, doanh nghiệp cần phân loại mặt hàng, đánh dấu ký tự, xem xét phiếu nhập kho cũng như tiến hành kiểm tra xem hàng nào còn tốt, hàng nào đã hao mòn hay hư hỏng.

Ngoài ra, việc xác định giá trị hàng tồn kho cũng không đơn giản. Vì ngoài việc xác định giá vốn, giá thị trường, giá trị thực tế của hàng tồn, doanh nghiệp phải tính cả chi phí tồn kho.

Giá tồn kho nguyên vật liệu (hàng phải mua) = giá mua trên hóa đơn + chi phí mua hàng (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, hao hụt, công tác phí, dịch vụ phí…) + thuế - chiết khấu thương mại, giảm giá.

Giá tồn kho thành phẩm (hàng sản xuất) = giá nguyên vật liệu + chi phí lao động + chi phí sản xuất.

Chi phí tồn kho = chi phí tồn trữ (chi phí bảo quản, chi phí vốn, chi phí khấu hao…) + chi phí đặt hàng.

Trong đó, chi phí tồn trữ = lượng dự trữ bình quân x chi phí dự trữ bình quân; chi phí đặt hàng = số lần đặt hàng trong năm x chi phí mỗi lần đặt hàng.

2. Hoạch định cung ứng

Ngoài việc phân tích và dự đoán nhu cầu tiêu thụ, doanh nghiệp cần đánh giá công suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) từ đối tác. Nếu các yếu tố trên đều theo hướng thuận lợi và doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường không nhiều biến động thì họ chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi (Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo, giá cao su tự nhiên sẽ tăng thêm 30% trong năm 2010 do nhu cầu hồi phục kinh tế toàn cầu) hay cục diện cung cầu biến chuyển (theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2010, cung thép Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần sức cầu) thì việc tồn kho phải được tính toán kỹ.

3. Tính toán lượng đặt hàng

Trên cơ sở nắm bắt và dự đoán cung cầu hàng hóa, doanh nghiệp có thể tính toán lượng tồn kho cần thiết. Hiện có hai mô hình để doanh nghiệp tính toán dự trữ hàng tồn kho:

Mô hình EOQ: Doanh nghiệp sẽ tính được lượng hàng phù hợp cho mỗi lần đặt hàng và cứ đến lúc nào cần thì cứ đặt đúng số lượng đó. missing image file

Trong đó, Q là lượng hàng cần đặt, D là nhu cầu hằng năm, S là chi phí mỗi lần đặt hàng, H là chi phí tồn trữ.

Mô hình POQ: Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, nhưng muốn nhận từ từ, vừa nhận vừa sử dụng. Khi đó, công thức tính lượng hàng cần đặt là:

Q = [2DSp] / [(p-d)H]

Trong đó, D là nhu cầu hằng năm, S là chi phí mỗi lần đặt hàng, H là chi phí tồn trữ, p là lượng hàng mỗi lần nhận, d là lượng hàng cần sử dụng.

4. Xác định thời điểm đặt hàng

Về lý thuyết, tính toán thời điểm đặt hàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng: Nếu thời gian này kéo dài (do nhà cung cấp hoặc công ty vận chuyển chậm trễ), doanh nghiệp phải tính trước để không bị động. Nghĩa là doanh nghiệp cần dự trù lượng hàng sẽ bán được trong thời gian chờ đợi và cả hàng cần dự phòng trong trường hợp rủi ro (mức tồn kho tối thiểu).

Nhu cầu nguyên vật liệu: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi từng ngày. Và nhu cầu của các bộ phận sản xuất cũng thay đổi theo lịch trình sản xuất. Do đó, nếu đặt hàng không đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu.

Tóm lại, để chủ động nguồn hàng nhưng vẫn không bị thua lỗ từ tồn kho lớn, các doanh nghiệp cần duy trì mức dự trữ vừa phải, biết xác định thời điểm đặt hàng, ưu tiên dự trữ những mặt hàng bán chạy. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhờ phần mềm kế toán hàng tồn kho hỗ trợ các công đoạn thu thập dữ liệu để có thông tin chuẩn xác hơn cho công tác dự báo.

80/20 trong quản lý dòng tiền


Nguyên tắc 80/20 phải được xem xét một cách linh hoạt. Bởi lẽ, một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền.
80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này, doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được dòng tiền.


Cuộc khủng hoảng kinh tế càng khẳng định tầm quan trọng của dòng tiền. Từ chỗ quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận, giờ đây các doanh nghiệp bắt đầu ý thức về tình trạng khá phổ biến là “kinh doanh có lời nhưng lại mất khả năng thanh toán”. Thực tế, việc quản lý dòng tiền không phải là chuyện đơn giản. Nhiều công ty cố gắng liệt kê tất cả khoản thu chi và tìm biện pháp dự báo, tăng thu, giảm chi đối với từng khoản mục. Điều này tốn nhiều nguồn lực, cả về con người lẫn thời gian, trong khi kết quả chưa chắc đã thật tốt. Nguyên nhân là người thực hiện luôn chìm ngập trong hàng núi chi tiết nhỏ và tốn nhiều thời gian cho những việc không mấy quan trọng.

Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng quy tắc 80/20 trong việc quản lý dòng tiền. 80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này, doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được 80% dòng tiền. Đây là cách làm đảm bảo hiệu quả trong khi lại không cần phải huy động nhiều nguồn lực cho việc lập kế hoạch và theo dõi.

80% dòng tiền đến từ đâu?

Đừng vội liên tưởng ngay đến các khách hàng lớn. Doanh thu chỉ mới nói lên một khía cạnh của dòng tiền. Dòng chi ra cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn vì cấp quản lý ít quan tâm đến vấn đề này. Thông thường, dòng tiền thu - chi đến từ 3 khoản mục lớn: tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu. Khoản phải trả liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của bộ phận cung ứng - mua hàng. Khoản phải thu là trách nhiệm của bộ phận kinh doanh, còn tồn kho là sự phối hợp giữa bộ phận sản xuất và kinh doanh.

Phải trả là các khoản thanh toán cho nhà cung cấp đầu vào của công ty. Thời gian phải trả, tức thời gian nợ nhà cung cấp, càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền. Ví dụ, bộ phận cung ứng đã đàm phán kéo dài được thời gian thanh toán thêm 15 ngày với một nhà cung cấp lớn, nhờ đó làm giảm đáng kể áp lực chi tiền mặt cho công ty. Nếu bộ phận tài chính chậm nắm bắt điều này, sẽ dẫn đến việc duy trì quá nhiều tiền mặt hơn mức cần thiết và gây lãng phí, gia tăng chi phí sử dụng vốn.

Ví dụ trên cũng cho thấy sức mạnh của nguyên tắc tập trung vào những khoản mục chính yếu. Bộ phận cung ứng chỉ đàm phán thành công với một nhà cung ứng, nhưng lại là nhà cung ứng lớn chiếm đến 30% đầu vào của công ty chẳng hạn. Rõ ràng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng đem lại hiệu quả tích cực. Ngược lại, có lẽ phải kiên trì đi đàm phán với hàng chục nhà cung cấp nhỏ mới tạo được kết quả tương tự. Liệu điều này có dễ dàng? Cũng còn tùy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu công ty bạn chỉ là một khách hàng nhỏ của nhà cung cấp thì họ cũng đâu có thêm lợi ích khi phải suy nghĩ để điều chỉnh phương thức thanh toán có lợi cho bạn.

Ngược lại với khoản phải trả, khoản phải thu là phần doanh thu khách hàng mua chịu của công ty. Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng lơi lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số. Điều này dẫn đến doanh thu cao, nhưng khả năng tiền mặt kém do thời hạn trả chậm bị kéo dài. Việc áp dụng quy tắc 80/20 đối với khoản phải thu cũng tương tự như khoản phải trả. Nếu bộ phận kinh doanh điều chỉnh chính sách bán hàng trả chậm đối với 20% số lượng khách hàng nhưng chiếm đến 80% doanh số thì dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Một lần nữa, có thông tin kịp thời từ bộ phận kinh doanh sẽ giúp bộ phận tài chính có sự ứng phó phù hợp.
Lượng hàng tồn kho liên quan đến trách nhiệm của bộ phận sản xuất và kinh doanh. Bộ phận sản xuất sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tính toán trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết cho quy trình sản xuất. Bộ phận kinh doanh thì phải đảm bảo lượng thành phẩm trong kho đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty nào cũng muốn duy trì được lượng tồn kho vừa đủ, nhưng rà soát theo nguyên tắc 80/20 có thể thấy một thực tế trái ngược. Đó là sẽ có những mặt hàng đem lại doanh thu ít nhưng tồn kho nhiều. Hay có một vài khâu sản xuất nào đó đang duy trì lượng bán thành phẩm, nguyên liệu quá cao so với các khâu còn lại. Vì thế, việc tinh gọn những hạng mục chiếm tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể.

Linh hoạt là chìa khóa

Nguyên lý 80/20 luôn phải được xem xét một cách linh hoạt. Một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ, nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền nếu không được lường trước. Từ chỗ nằm trong 20% ít quan trọng, khoản mục đó có thể thay đổi vị trí để trở thành 80% chính yếu. Thường gặp nhất là trường hợp công ty quyết định đầu tư tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản tài chính.

Ví dụ, một công ty thương mại trước giờ đầu tư tài sản hằng năm chỉ bao gồm những thiết bị văn phòng, nay quyết định thay văn phòng đang thuê bằng việc mua lại một tòa nhà văn phòng khác. Giá trị khoản đầu tư có khi gần bằng doanh thu cả năm của công ty. Khi đó, thay vì tập trung rà soát các khoản mục lưu động, công ty nên dành nguồn lực để lên kế hoạch dòng tiền chi tiết nhằm đáp ứng hạng mục mới phát sinh này. Ngược lại, nếu chậm trễ trong dự báo, công ty có thể sẽ mắc kẹt trong bẫy thanh khoản. VIệc đầu tư vẫn phải tiến hành, còn tiền thì không đủ. Hoặc Công ty phải chia sẻ nguồn lực, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh chính.

Gọi vốn từ quỹ đầu tư


Bài đăng trên Nhịp cầu đầu tư

Quy trình quản trị rủi ro tài chính


Bài đăng trên Nhịp cầu đầu tư

Đắn đo tăng vốn


Bài đăng trên Nhịp cầu đầu tư

Thứ Hai, tháng 7 26, 2010

Làm sao biết tài chính doanh nghiệp lành mạnh?



Tài chính doanh nghiệp có thực sự minh bạch như các bản báo cáo? Câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty mà chỉ quan tâm đến việc chia lợi nhuận, cổ tức.

Các nhà đầu tư thường truy vấn lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính của doanh nghiệp là “Tình hình tài chính doanh nghiệp ra sao?” Đây là câu hỏi thường gặp nhưng không dễ trả lời.

Doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng minh bạch tài chính

Tình hình tài chính doanh nghiệp, nói một cách chung nhất, là tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp… được thể hiện, lượng hóa qua những chỉ số tài chính khô khan về tài sản, vốn lưu động, các khoản phải thu, phải trả, nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận… của Công ty tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, tình hình tài chính Công ty còn phải đề cập đến sức mạnh tài chính của Công ty qua giá tri tổng tài sản, nguồn vốn khấu hao, lượng tiền mặt bình quân. Các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp thường quá quen thuộc với việc đọc, hiểu, phân tích các bằng báo tài chính như báo cáo thu nhập, bảng tổng kết tài sản và bảng ngân lưu. Đây là công việc thường xuyên mà kế toán trưởng phải thực hiện mỗi dịp tổng kết quý, 6 tháng hay kết thúc 1 năm tài chính.

Nhà đầu tư, ngoài việc nhận được các báo các thường kỳ của doanh nghiệp còn được cung cấp các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán đọc lập. Trong đó, ngoài các thông số tài chính thông thường như đã nếu trên, còn được các kiểm toán viên đi sâu vào chi tiết các khoản mục lớn về tài sản, các khoản phải thu, phải trả, danh sách các tài sản cố định lớn, giấy tờ pháp lý của các tài sản đó, tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tài chính, các khoản lợi nhuận và tỉ lệ phân bố vào các qúy, cơ cấu nhân sự HĐQT và tỉ lệ vốn góp… Tóm lại, có rất nhiều chi tiết về tình hình tài chính doanh nghiệp được diễn giải một cách hệ thống, trong sáng và minh bạch theo các chuẩn mực kế toán được công nhận theo hệ thống chuẩn quốc gia và quốc tế.

Vấn đề còn lại là: cổ đông có được tiếp cận một cách dễ dàng với các tài liệu tài chính của doanh nghiệp và doanh nghiệp có sẵn sàng chịu chi phí để thuê kiểm toán độc lập bên ngoài hay không? Theo quan sát của người viết, ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc minh bạch tài chính doanh nghiệp của mình. Có ít nhất 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng (phổ biến) này. Đó là “‘ Tâm lý “phòng thủ” của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (thuế vụ, công an, quản lý thị trường…). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khiến các chủ doanh nghiệp phải dè chừng đối thủ, quyết không khai báo “nội tình” của doanh nghiệp cho công chúng đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.

Một cách khách quan, hệ thống khai báo thuế và chính sách thu thuế của ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế thường bị “giao” chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều chuyên viên phụ trách thuế ép doanh nghiệp, bóc tách các chi phí hợp lý hợp lệ để “tận thu”.

Điều này, về mặt chính sách thu thuế là không sai, nhưng về khía cạnh thực tế khiến doanh nghiệp luôn trong tình trạng khai thấp doanh thu, tăng chi phí… để hòng giảm lợi nhuận, từ đó giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước.

Từ đó nảy sinh chuyện thường gặp là cảnh “thỏa hiệp” giữa nhân viên tính thuế và lãnh đạo doanh nghiệp mỗi dịp vào “mùa” tính thuế. Ai “biết thì sống” là câu cửa miệng của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Đây vừa là kẽ hở về quản lý của Nhà nước, vừalàm môi trường kinh doanh không minh bạch, hình ảnh tài chính doanh nghiệp bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp…

Quyền kiểm soát thuộc về cổ đông


Vậy, làm sao đế biết doanh nghiệp có lành mạnh về tài chính hay không? Khuôn khổ bài viết này không nhằm đi sâu về kỹ thuật tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp mà chỉ nói lên phương thức đi tìm hiểu về tình hình tài chính doanh nghiệp dưới góc độ của cổ đông, một nhà đầu tư. Loại bỏ các sự “cấu kết” giữa lãnh đạo doanh nghiệp với các Công ty kiểm toán, mà tiêu biểu là các vụ scandal tại nước Mỹ mấy năm về trước (Enroll, Worldcom), thì trách nhiệm và áp lực của từ cổ đông là rất quan trọng đối với thái độ ứng xử của lãnh đạo, HĐQT.

Hiện nay, dù chưa có những vụ bê bối lớn, nhưng với ma lực của đồng tiền, liệu trong số gần 100 Công ty kiểm toán hiện tại ở Việt Nam, có ai dễ bị lung lạc hay không? Tất nhiên, rất khó để trả lời câu hỏi này. Vậy thì, cổ đông phải thực hiện các quyển biểu quyết và phủ quyết của mình để chọn lựa các Công ty kiểm toán lớn, uy tín để làm người “soi” các ngóc ngách về tài chính doanh nghiệp giúp mình. Ngoài ra, để giúp kiếm soát tốt hơn hoạt động của HĐQT, việc bầu các thành viên Ban kiềm soát có trình độ, đạo đức là rất quan trọng trong việc duy trì cơ cấu minh bạch và hiệu quả của người “gác cổng” về mật tài chính cho cổ đông, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Một thực tế khá phổ biến và đáng buồn ở nhiều Đại hội cổ đông của các Công ty cổ phần là thái độ bàng quan, thụ động của nhiều cổ đông. Ngoài các cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty, vì sợ phát biểu chính kiến có thể đụng chạm “nồi cơm” của họ, thì đa phần các có đông vẫn còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty, quan soát nội bộ, kiểm toán độc lập… phần nhiều vẫn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cổ tức được chia như thế nào mà thôi.

Điều này, khiến phần lớn những quyết định quan trọng của Công ty như bầu Ban kiểm soát, kiểm toán diễn ra hình thức, mặc cho HĐQT quyết đinh. Vô tình, cổ đông đã không sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề quan trọng của Công ty. Giả sử HĐQT là những người ích kỷ, thu vén lợi ích cá nhân, thực hiện các quyết định tài chính doanh nghiệp không minh bạch, cấu kết với kiểm toán, cơ chế kiếm soát lỏng lẻo… thì nạn nhân cuối cùng vẫn là cổ đông, thường là những người không được tiếp cận đầy đủ với thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính doanh nghiệp.

Do đó, đế biết được tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích (một cách thụ động) các thông số tài chính doanh nghiệp được công bố, so sánh với các Công ty trong cùng lĩnh vực hoặc các Công ty đang niêm yết (nếu có số liệu), phần còn lại là phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản giải trình báo cáo kiểm toán

Hơn nữa, nếu là cổ đông của Công ty cổ phần, bạn phải giành quyền được phản biện, chất vấn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, HĐQT, quyền được xem xét số sách tài chính doanh nghiệp, quyền được chọn lựa các Công ty kiểm toán tin cậy, uy tín, quyền được đè cử các ưng viên Ban kiểm soát có đức, có tài thay mặt mình kiểm soát hoạt động của HĐQT, đánh giá, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp. Tất cả các quyền trên đều là quyền được pháp định, ghi nhận trong Luật doanh nghiệp. Vấn đề còn lại là bạn sử dụng quyền lực đó ra sao mà thôi.
Theo Nhịp cầu đầu tư

Thứ Bảy, tháng 7 24, 2010