Thứ Năm, tháng 9 22, 2011
Chủ Nhật, tháng 9 18, 2011
Những đại gia Việt khiến báo chí nước ngoài 'choáng'
Wall Street Journal vinh danh ‘bầu’ Đức
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Nhật báo hàng đầu này của Mỹ đánh giá ông Đức là nhân vật có đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam.
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng trong giới kinh doanh Việt Nam với những quyết định táo bạo, trong đó thương vụ đình đám đầu tiên là việc phát triển đội bóng Hoàng Anh Gia Lai với việc mua về hàng loạt danh thủ hàng đầu Thái Lan.
Không chỉ vậy, ông còn mở ra sự hợp tác với câu lạc bộ Arsenal bằng việc mở học viện bóng đá tại Gia Lai cũng như quyết định mua máy bay riêng để đi lại. Mới đây, tháng 6/2011, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đức phát hành thành công trái phiếu tại thị trường Singapore, thu về số tiền 90 triệu USD.
Nhờ những bước đi táo bạo đầy thành công này, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đức có được tổng tài sản lên tới hơn 23.000 tỷ đồng tính đến hết quý 2/2011 và tiếp tục hoạt động theo định hướng đa ngành nghề, chủ yếu tập trung thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.
"Bầu" Đức được Wall Street Journal đánh giá là nhân vật có đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế. |
Về phần ông Đức, dù chưa bao giờ nhận mình là người giàu nhất Việt Nam nhưng trong danh sách những người nắm giá trị cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán, ông liên tục xếp vị trí số 1 vào các năm 2008 và 2009. Năm 2010, dù bị soán ngôi này nhưng tài sản chứng khoán của ông vẫn lên tới gần 12.000 tỷ đồng sau khi ông mua thêm ba triệu cổ phiếu HAG.
Tuy nhiên, số tài sản đó dường như là chưa đủ đối với "bầu" Đức. Ông từng chia sẻ, ông muốn thành đạt hơn nữa để được lọt vào danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới, chứ không đơn thuần là “đại gia” Việt.
RISI bình chọn cho ‘ông chủ’ ngành giấy
Ông Vũ Ngọc Bảo, tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. |
Đây là cuộc bầu chọn thường niên, bắt đầu từ năm 2007. Kết quả bầu chọn được tập hợp ý kiến từ những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhà kinh tế học, các kỹ sư hay tổng biên tập của các tờ báo.
Chia sẻ trên trang tin này, ông Bảo cho rằng, tình hình chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương với Trung Quốc cùng các nước trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên rừng và nguồn nước dồi dào cùng giá nhân công rẻ là những nguyên nhân chính khiến Việt Nam luôn là điểm đầu tư lý tưởng cho ngành giấy.
Ông kỳ vọng trong thời gian tới sẽ có sự đầu tư vào chất lượng và trang thiết bị để giấy Việt Nam có thể cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu.
Forbes ca ngợi Chủ tịch tập đoàn AA
Trong khi đó, tạp chí danh tiếng Forbes số ra tháng 8/2010 xuất bản tại khu vực châu Á dành hẳn một trang giới thiệu về doanh nhân Nguyễn Quốc Khánh, người sáng lập và là Chủ tịch tập đoàn AA, công ty hàng đầu về trang trí nội thất và sản xuất các mặt hàng đồ gỗ tại Việt Nam.
Forbes đánh giá, không có nhiều công ty Việt Nam có thể cạnh tranh ở nước ngoài nhưng doanh nhân Nguyễn Quốc Khánh là một ngoại lệ.
Ông Khánh được tạp chí Forbes ca ngợi. |
Khởi nghiệp cách đây 20 năm nhờ biết nắm bắt thời cơ, ý chí nỗ lực và kỹ năng ngôn ngữ, giờ ông Khánh nắm trong tay một công ty nội thất hàng đầu đang chiếm ưu thế trong thị trường nội địa với lĩnh vực thiết kế nội thất cao cấp và chiếm tới 80% số hợp đồng với các khách sạn 4 và 5 sao trên cả nước.
Hơn 5 năm qua, AA vượt biên giới, nhận các đơn đặt hàng làm cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà ở từ InterContinental ở Kiev, Ukraine đến Trump SoHo ở New York. Công ty của ông Khánh hoàn thành hàng chục dự án khách sạn 5 sao ở Mỹ, Trung Đông, châu Âu và đặc biệt là châu Á.
Ông Khánh chia sẻ, ông có kế hoạch đưa công ty tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam vào đầu năm tới. Ông cũng đặt mục tiêu nâng vốn để mở rộng khả năng sản xuất và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ đồ gỗ. Ông hy vọng những nỗ lực này sẽ nâng số doanh thu cho AA lên 100 triệu USD trong ba đến bốn năm tới.
Chuyên trang ô tô Mỹ choáng với “đại gia” Cường đô la
Không chỉ là một doanh nhân trẻ giàu có, Nguyễn Quốc Cường, Phó tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, còn nổi tiếng “chơi trội” với dàn xe siêu sang của mình. Độ “bạo tay” chi tiền cho “xế hộp” của doanh nhân này khiến chuyên trang ô tô Autoguide của Mỹ phải thán phục.
Cường "đô la" nổi tiếng với thú chơi ô tô giá khủng. |
Chuyên trang này cho đăng lại những hình ảnh về bộ sưu tập xe sang của Quốc Cường và còn so sánh bộ sưu tập này với hàng loạt chiếc xe siêu sang của một thiếu gia Arab. Theo đó, xe sang mà Quốc Cường sở hữu không hề thua kém vị thiếu gia Trung Đông kia với hàng loạt mẫu xe danh tiếng như Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…
Ngoài ra, Autoguide còn đặc biệt chú ý đến một số mẫu xe sang khác mà doanh nhân trẻ này sở hữu như Audi R8, Bentley, Rolls-Royce Phantom, Porsche hay Mini Cooper.
Sinh ra trong một gia đình quá mạnh về tài chính tại phố núi Pleiku, Nguyễn Quốc Cường được gắn với tin đồn, mọi khoản chi tiêu đều được quy đổi thành USD. Ngay từ năm 11 tuổi, Cường được giới trẻ Pleiku gán cho một biệt danh mà ai nghe qua cũng phải nể, đó là “Cường đô la”. Đây là một trong những cách lý giải về nick name của nhân vật này được cư dân mạng đưa ra.
Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là một tay chơi. Quốc Cường còn là một doanh nhân trẻ đầy tài năng. Công ty CP Quốc Cường Gia Lai do Quốc Cường là Phó Tổng giám đốc là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp nguyên vật liệu, gỗ chế biến, cũng như sản xuất đồ gỗ trong nhà và ngoài trời.
Thứ Tư, tháng 9 14, 2011
10 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á
Bản danh sách dưới đây gồm 10 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á, được trích từ bảng danh sách 29 người do tạp chí Wall Street Journal bình chọn. Việt Nam có một đại diện duy nhất là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, người giữ vị trí thứ 29.
1. Aburizal Bakrie
Chủ sở hữu Tập đoàn Bakrie. Ảnh: urnalpatrolinews.com |
Ông Aburizal Bakrie là một trong những doanh nhân kiêm chính trị gia nổi bật nhất của Indonesia. Tập đoàn của tỷ phú này là đồng sở hữu công ty sản xuất than lớn nhất Indonesia Bumi Resources. Ông đồng thời là lãnh đạo đảng Golkar, một thành viên trong liên minh cần quyền tại quốc đảo này.
2. Putra Sampoerna
Chủ tịch tập đoàn Sampoerna. Ảnh: forbes.com |
Tài sản của ông Putra ước tính trên 2 tỷ USD. Sau khi bán nhà máy thuốc lá của mình vào năm 2005, ông đầu tư vào mảng game trực tuyến và kinh doanh trong ngành nông nghiệp.
3. Anthoni Salim
CEO của Tập đoàn Salim. Ảnh: detik.com |
Anthoni Salim là người đứng đầu của tập đoàn Salim, nơi bỏ tiền đầu tư cho cả bất động sản lẫn nông nghiệp. Công ty Indofood Sukses Makmur trực thuộc tập đoàn đã trở thành một trong những công ty sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất thế giới.
4. Eka Tjipta Widjaja
Sáng lập viên của Tập đoàn Sinar Mas. Ảnh: fokusdotvivanews.com |
Widjaja là người sáng lập công ty sản xuất giấy, dầu cọ và là một trong những người giàu nhất Indonesia. Ông có cổ phần trong cả hai công ty lớn là Asia Paper and Pulp Co. và Golden Agri-Resources.
5. James Riady
CEO của Tập đoàn Lippo. Ảnh: newscred.com |
Tập đoàn Lippo của ông đang phát triển vững chắc và là một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Indonesia bùng nổ. Lợi nhuận của công ty có được do việc buôn bán, đầu tư bất động sản và truyền thông.
6. Ananda Krishman
Chủ tịch tập đoàn Usaha Tegas. Ảnh: therichestdotorg |
Nhà tài phiệt này là một trong những nhân vật có tiếng tăm nhất trong ngành viễn thông và truyền hình Malaysia, với chương trình truyền hình vệ tinh Astro và công ty cung cấp điện thoại di động Maxis Communications Bhd.
7. Robert Kuok
"Vua đường" của Malaysia. Ảnh: forbes.com |
Ông Robert Kuok sinh năm 1923 tại Malaysia, hiện được xem là người giàu nhất Đông Nam Á với tài sản cá nhân đang nắm giữ thu từ nhiều nguồn như kinh doanh đường, dầu cọ, khách sạn và dịch vụ công cộng. Bây giờ ông đang cư trú tại Hong Kong.
8. Tony Fernandes
CEO của hãng hàng không AirAsia. Ảnh: wemotor.com |
Ông Tony từng là giám đốc điều hành của một công ty trong ngành công nghiệp âm nhạc. Ông là người có ý định tăng đường bay của AirAsia bằng cách đưa thêm nhiều lựa chọn chuyến bay giá rẻ trên toàn châu lục. Hiện tại Tony đã mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như khách sạn, viễn thông và mới đây nhất là mua lại câu lạc bộ bóng đá Queens Park Rangers của London.
9. Lim Kok Thay
CEO kiêm Chủ tịch Tập đoàn Genting. Ảnh: timesunion.com |
Lim Kok Thay là con trai của người sáng lập Tập đoàn Genting, ông Lim Goh Tong. Ông Lim đã mở rộng kinh doanh của tập đoàn ra khỏi biên giới Malaysia và biến Genting thành doanh nghiệp đa quốc gia với lợi nhuận thu được trải từ Australia, Singapore tới Mỹ.
10. Nazir Razak
CEO Tập đoàn CIMB. Ảnh: credit-suisse.com |
CEO Nazir đã đưa CIMB trở thành một trong những tập đoàn quyền lực nhất trong lĩnh vực ngân hàng của Đông Nam Á. Cha ông là Abdul Razak, vị Thủ tướng thứ hai của Malaysia, trong khi anh trai ông là Najib Razak đang giữ chính cương vị này.
Anh Quân (theo Wall Street Journal)