Thứ Bảy, tháng 7 18, 2015

Chèn trình xem file PDF vào ngay trong website với sự giúp đỡ của Google Drive

Bạn có tài liệu hay được lưu trữ trên Google drive và bạn muốn chia sẻ với mọi người thông qua các bài viết của bạn trên blog. Ngoài việc cung cấp liên kết đến tài liệu đó bạn còn có thể đưa nội dung đó vào bài viết trên blog để người đọc xem trước. Vậy làm thế nào để thực hiện được? Mời bạn thực hiện theo các bước sau:

     1) Trong khung soạn thảo bài viết ở blog ta chọn chức năng soạn thảo HTML.

chon-chuc-nang-HTML


2) Chèn đoạn mã
Trong đó,
height="480" thì số 480 chỉ độ cao của khung xem trước.
width="600" thì số 600 chỉ độ rộng của khung xem trước. Bạn có thể thay đổi các thông số 480, 600 theo nhu cầu của bạn.
src="https://docs.google.com/file/d/0B8sStMf3Y7dAcVVGQldEMnpMaGc/preview"
+) /preview: là tính năng xem trước,
+) https://docs.google.com/file/d/0B8sStMf3Y7dAcVVGQldEMnpMaGc là đường dẫn đến tập tin mà bạn lưu trữ trên Google drive. Vậy làm thế nào để có được đường dẫn này?

Đầu tiên bạn vào Google drive đến tập tin mà bạn muốn đưa nội dung vào blog. Bạn nhấn chuột phải vào tập tin đó và chọn "chia sẻ".
thiết lập chia sẻ tập tin
Tiếp đến bạn nhấn vào tùy chọn "Thay đổi" để thiết lập chia sẻ tập tin công khai trên web, blog.

thiet lap chia se
Đánh dấu vào tùy chọn "Công khai trên web" rồi "Lưu".

cong khai tren web

Bây giờ hộp thoại ban đầu hiện trở lại, ta copy liên kết trong ô "Liên kết để chia sẻ" và dán vào trong đoạn mã ở trên với chú ý thay thế tính năng "/edit?usp=sharing" thành "/preview".

copy đường dẫn


Tóm lại, cú pháp để đưa khung xem trước của nội dung tài liệu vào blog có dạng:

Chúc các bạn thành công.

Bán nhà, nghỉ việc và Hành trình khởi nghiệp kỳ lạ của CEO Triip.me

Triip: Dịch vụ du lịch bản địa độc đáo
Câu chuyện của Triip.me được bắt đầu bằng việc 5 thành viên sáng lập cùng có chung niềm đam mê du lịch. Trong những hành trình khám phá thế giới, họ nhận ra một vấn đề rằng: rất nhiều khách du lịch không thể có được một lịch trình hoàn hảo, không hề biết bắt đầu chuyến đi từ đâu và có quá ít thông tin đáng tin cậy về những địa điểm mà họ sẽ đến.
Để giải quyết vấn đề này, họ quyết định thành lập Triip, một dịch vụ cho phép người dùng có thể tạo ra các tour theo ý muốn dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của người bản xứ. Và những khách du lịch có nhu cầu khám phá văn hoá bản địa chỉ cần chọn và thanh toán tour mà mình muốn.
Và dĩ nhiên, Triip không chỉ dừng lại ở thị trường du lịch Việt Nam. Ra mắt vào năm 2013, đến nay Triip đã có những bước tiến đáng kể khi vươn tới khá nhiều vùng đất trên thế giới như Đông Nam Á, Trung Á hay sang tận Mỹ Latin. “Đây quả là một quyết định vô cùng quan trọng của chúng tôi, bởi thực sự rất khó để bạn xác định đối tượng nào sẽ du lịch tới đâu. Chúng tôi hiểu rằng, càng nhiều tour từ nhiều vùng đất trên thế giới, Triip càng có thể giúp được nhiều khách hàng hơn nữa.” Hồ Hải, một trong những người sáng lập của Triip cho hay.

Cách thức hoạt động của Triip.me
Cách thức hoạt động của Triip.me

Và vào tháng 8 vừa qua, Triip đã giành chiến thắng trong cuộc thi tìm kiếm công ty khởi nghiệp xuất sắc nhất tại Việt Nam do Seedstars World tổ chức và giành vé tham dự cuộc thi khởi nghiệp thế giới diễn ra vào tháng 2/2015 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trước đó, startup này cũng giành chiến thắng với danh hiệu “Startup triển vọng nhất” trong cuộc thi “Cơ hội gọi vốn và học cách vươn ra Đông Nam Á” được Tech In Asia tổ chức ngày 22/7 với sự tham gia của hai quỹ đầu tư là Digital Media Partners và Monk’s Hill Ventures.
Triip: Câu chuyện bán nhà để khởi nghiệp
“Chúng tôi tin rằng kinh nghiệm du lịch là điều nên được chia sẻ. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng nhất khi làm điều này với bạn đồng hành của mình, hoặc bất kỳ một ai đó bạn gặp trên đường. 2 chữ i của chúng tôi là nhằm thể hiện cho tinh thần đó.” – trích lời giới thiệu trên website của Triip.
Lâm Thị Thuý Hà, một trong những sáng lập của Triip, từng lập ra Saigon Hotpot khi còn đang là sinh viên. Những thành viên của nhóm sẽ giúp đỡ du khách nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng cách chỉ dẫn họ tới các địa điểm du lịch trong thành phố, đồng thời đây cũng là cơ hội cho các thành viên trau dồi khả năng tiếng Anh của mình. Chỉ sau 4 năm, Saigon Hotpot đã mau chóng trở thành một cái tên khá quen thuộc trên TripAdvisor, được đông đảo du khách nước ngoài tin tưởng.

Triip xuất sắc giành vé tham dự cuộc thi Khởi nghiệp thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ.

Điều này đưa đến những ý tưởng ban đầu về Triip khi những sáng lập viên của họ tốt nghiệp và ra trường. Sau khi triển khai Triip được vài tháng, các thành viên của nhóm nhận ra rằng ý tưởng của họ là rất tiềm năng và hoàn toàn có thể tiến xa hơn nữa. “Hà bán ngôi nhà của cô ấy, đồng thời nghỉ việc để đảm nhiệm vị trí CEO của Triip từ tháng 9.” trích lời Hồ Hải. Điều này giúp Triip phát triển một cách mạnh mẽ cùng với doanh thu ngày một tăng nhanh.
“Chỉ sau 2 tháng, doanh thu của chúng tôi đã tăng 300% và số lượng người dùng tăng tới 40%. Chúng tôi đã có được lợi nhuận từ 3 tháng trước kể từ khi chi phí bỏ ra gần như bằng 0. Trong 12 tháng vừa qua, chúng tôi chỉ phải bỏ ra hơn 5.000 USD để mở rộng thị trường ra 66 địa điểm trên thế giới, bao gồm Đông Nam Á và châu Mỹ. Hiện tại, chúng tôi đang tập trung đầu tư nhiều hơn vào đội ngũ nhân sự để Triip có thể tiến nhanh hơn nữa.”
Dù sao đi nữa, vẫn còn là quá sớm để khẳng định liệu Triip có trở thành một Airbnb thứ hai của ngành du lịch hay không, nhưng với những gì mà họ đã làm được, chúng ta hoàn toàn có thể tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của startup này

Lâm Thị Thúy Hà sáng lập Triip.me tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, nhằm kết nối các hướng dẫn viên địa phương với du khách. Công ty của cô đã có hơn 7.000 người sử dụng và 800 hướng dẫn viên trên toàn thế giới.


Bán nhà, nghỉ việc và Hành trình khởi nghiệp kỳ lạ của CEO Triip.me

Hà Lâm là Giám đốc điều hành tại Việt Nam của Triip.me, một công ty du lịch mà cô cùng với chồng mình và những người bạn khác thành lập trong năm 2013. Cô từng làm hướng dẫn viên du lịch khi còn ở trường đại học như một cách để cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Đó là nguồn cảm hứng của cô để bắt đầu Triip.me.
Với sự khó khăn của công ty trong năm 2014, Hà Lâm và chồng cô đã bán căn nhà của họ và sử dụng số tiền thu được, cùng tiền tiết kiệm cá nhân để củng cố tài chính của Triip.me. Đến nay, Triip.me đã đưa hơn 4.000 tour du lịch tới 60 quốc gia.
Hà Lâm cho biết, công ty của cô được định giá ở mức 1 triệu USD và rằng cô hy vọng sẽ tăng thêm 500.000 USD nữa, mà theo cô giá trị của Triip.me sẽ còn lên tới mức 2,5 triệu USD.
Trong cuộc trò chuyện dưới đây, cô sẽ nói về nguồn gốc cùng tương lai của công ty, và làm thế nào mà cô có thể cân bằng công việc với cuộc sống ngay trước khi cô sinh đứa con thứ ba.
Triip.me là gì?
Triip.me là một nền tảng du lịch kết nối du khách với người dân địa phương trên toàn thế giới. Chúng tôi cho phép tất cả mọi người với ý tưởng về một tour du lịch chia sẻ cuộc sống và câu chuyện cá nhân với khách du lịch.
Ví dụ như những người làm việc trong ngành công nghiệp trang sức có thể mời du khách đến tham quan và xem các khía cạnh của ngành công nghiệp này. Một người thích uống cà phê với bạn bè và chơi golf, có thể kết hợp trải nghiệm của cà phê và chơi golf với khách du lịch.
Các tour du lịch này có thể là miễn phí hoặc với bất cứ giá nào. Chúng tôi sẽ nhận được một khoản phí là 10%. Tour du lịch của chúng tôi rất đa dạng và linh hoạt hơn so với các tour du lịch được cung cấp bởi các cơ quan du lịch thông thường.
Cái tên triip có chứa hai chữ "i", một là cho các du khách, và một là cho hướng dẫn viên địa phương.
Bạn có thể cho chúng tôi biết lịch sử của Triip.me không?
Chúng tôi bắt đầu Triip.me vào tháng Hai năm 2013 với bốn người khác. Tất cả chúng tôi đều có một công việc chính, còn thời gian rảnh thì làm việc cho Triip.me. Vào giữa năm 2014 hai người bạn của chúng tôi rời công ty, và chúng tôi thất bại trong việc kêu gọi thêm các nhà đầu tư khác.
Vào lúc đó tôi đã có con trai thứ hai và đã trở về từ kỳ nghỉ thai sản. Tôi nắm quyền quản lý công ty và nói với chồng, "Đây là cơ hội của chúng ta! Những gì ta có bây giờ là điều chúng ta thực sự đam mê và muốn làm. Vậy nếu bây giờ em bỏ việc, chúng ta bán nhà và đầu tư cho Triip.me? Có lẽ chúng ta sẽ mất hết tiền. Có lẽ chúng ta sẽ mất toàn bộ ngôi nhà, nhưng mình sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời và một cái gì đó để tự hào và chia sẻ với các con."
May mắn thay là chồng tôi đã đồng ý. Chúng tôi đã bán căn nhà và sử dụng số tiền để xây dựng lại công ty. Vào thời điểm đó, tôi làm tất cả mọi thứ tại công ty. Sau ba tháng, tôi tuyển thêm người để làm việc với chúng tôi. Trong tháng 12 năm 2014, một “nhà đầu tư thiên thần” đã ra tay tài trợ chúng tôi.
Bạn có thể nói đôi chút về các nhà đầu tư của mình không?
Nhà đầu tư đầu tiên từ Singapore là một khách du lịch, người đã đặt chỗ tại một lớp thư pháp Việt ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua Triip.me. Ông ấy thực sự yêu thích trải nghiệm này và tin tưởng vào công ty chúng tôi.
Sau khi tham gia lớp học, ông cho biết sẽ đầu tư một chút, và chúng tôi dần cùng phát triển hơn. Trong tháng sáu, chúng tôi có một nhà đầu tư từ Mỹ. Chúng tôi mời ông tham gia hội đồng quản trị, và ông đã đầu tư vào công ty như là một cam kết. Giá trị của công ty hiện nay là 1 triệu USD.
Bạn có thể mô tả qua một ngày bình thường tại văn phòng không?
Chúng tôi bắt đầu làm việc từ 9 giờ sáng. Mọi người làm nhiệm vụ của mình, và sau đó chúng tôi nấu ăn và thưởng thức bữa trưa với nhau. Đôi khi nếu cảm thấy khá căng thẳng, chúng tôi chơi bóng bàn. Vào cuối tuần, chúng tôi đi du lịch ở đâu đó bên ngoài thành phố.
Dù có làm gì thì tôi cũng coi gia đình là điều quan trọng nhất. Vì vậy, tôi muốn mang bầu không khí gia đình vào công ty. Chúng tôi chăm sóc nhau, và mỗi lần có ai đó ở Triip.me cảm thấy buồn phiền, chúng tôi lại giúp đỡ và khích lệ.
Trước đây, tôi từng làm việc trong một công ty, và tôi biết nó khó khăn như thế nào. Tôi không muốn làm việc trong một công ty mà không tạo ra hạnh phúc cho từng nhân viên.
Tại sao nhân viên của bạn sống ở văn phòng?
Tôi muốn tạo ra một bầu không khí gia đình vì nhiều nhân viên của chúng tôi đến từ các tỉnh khác nhau và các nước khác. Khá là đắt để thuê một ngôi nhà ở Sài Gòn và cũng khó để di chuyển xung quanh thành phố.
Tôi nghĩ tốt hơn hết là tất cả mọi người sống ở nhà và làm việc cùng nhau. Các nhân viên không phải trả tiền cho bất cứ điều gì. Chúng tôi cung cấp chỗ ở, thực phẩm và đồ uống.
Lâm Thị Thúy Hà (trái) cùng các cộng sự
Lâm Thị Thúy Hà (trái) cùng các cộng sự

Những thách thức lớn nhất mà bạn đã có cho đến nay là gì?
Điều khó khăn nhất lúc đầu là để thuyết phục mọi người tin vào ý tưởng và các sản phẩm của chúng tôi. Khi chúng tôi mô tả ý tưởng về hướng dẫn du lịch, tất cả họ đều thích. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu công ty, rất ít người đã tạo các tour du lịch trên website.
Môi trường cho các startup tại Việt Nam như thế nào?
Thật khó có thể tìm thấy các nhà đầu tư, bởi vì các hệ sinh thái cho các startup còn chưa được phát triển. Chính phủ thì không hỗ trợ. Chúng tôi đã thấy nhiều trường hợp các nhà đầu tư bỏ tiền vào các công ty ở Việt Nam và thất bại.
Nhưng năm nay, cộng đồng startup tràn ngập những câu chuyện thành công và có rất nhiều người tài năng. Hầu hết các startup là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Công ty chúng tôi được đăng ký tại Singapore, bởi vì chúng tôi coi mình là một công ty toàn cầu và thích hệ thống pháp luật và tính minh bạch của Singapore. Ở Việt Nam, bởi vì nó vẫn đang phát triển nên còn nhiều điều vẫn chưa minh bạch.
Có khó khăn cho một người phụ nữ để bắt đầu một công ty ở Sài Gòn không?
Để thành công với tư cách một người phụ nữ trong ngành công nghiệp đặc biệt là trong ngành công nghiệp du lịch và công nghệ cao là một cuộc hành trình rất khó khăn. Để được công nhận là một nữ lãnh đạo, chúng tôi phải làm việc chăm chỉ hơn những người khác.
Trong văn hóa Việt, những người đàn ông luôn được ra các quyết định cuối cùng. Phụ nữ có nhiều vai trò khác nhau. Họ có nhiệm vụ trong công việc và gia đình. Chúng tôi là những người mẹ, người vợ và con gái. Các con cần chăm sóc cha mẹ, người mẹ chăm sóc con cái, và người vợ chăm sóc chồng. Vì vậy, có nhiều áp lực cho chúng tôi hơn những người đàn ông.
Bạn có thể cho tôi biết điều gì đó về gia đình của bạn không?
Chúng tôi là một gia đình trẻ. Hải và tôi đã kết hôn được 4 năm rưỡi. Chúng tôi có hai con. Bé Apple mới 3 tuổi rưỡi, còn Leo là một tuổi rưỡi. Bây giờ, em bé thứ ba đã sắp chào đời. Chúng tôi cũng coi Triip.me là một trong những đứa con của mình.
May mắn thay, chúng tôi còn có cha mẹ để chăm sóc những đứa trẻ. Khi chúng tôi bán căn nhà của mình, cả gia đình đã chuyển đến nhà cha mẹ của chúng tôi. Ông bà chăm sóc những đứa trẻ trong khi chúng tôi đi làm. Chồng tôi và tôi chia thời gian để chăm con.
Thông thường, tôi về nhà lúc 7 hoặc 8 giờ, Hải thường về nhà lúc 10 hoặc 11 giờ. Bọn trẻ ngủ vào 9 giờ. Chúng tôi đi ngủ lúc 1 hoặc 2 giờ sáng, tôi chỉ được ngủ khoảng năm tiếng mỗi đêm. Khi bạn làm điều gì đó mà bạn thực sự đam mê, bạn sẽ không bao giờ mệt mỏi. Chúng tôi không chỉ muốn vận hành công ty, mà còn muốn dành thời gian với những đứa con của mình.
Nhận định của bạn về tương lai của Triip.me là gì?
Trong hai năm tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng tới nhiều thành phố và quốc gia. Tôi cũng muốn tăng số lượng đặt tour thông qua trang web của chúng tôi. Ngay bây giờ, chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu tư. Hy vọng rằng, trong hai năm tiếp theo, sau khi phát triển một cách bền vững và nhanh chóng, chúng tôi sẽ có nhiều lợi nhuận.
Đối với tôi,thực sự rất khó để nói về tương lai. Tôi sống với niềm đam mê, trong hiện tại. Tôi thở, sống và đặt 100% nỗ lực vào những gì tôi đam mê và yêu thích.
Bạn đã đi du lịch một mình bao giờ chưa?
Có, tôi đã đi đến một số nước. Hải cũng thích đi du lịch nhiều. Tôi đã đến Mỹ, Peru, Châu Âu, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Lào. Chúng tôi rất thích đến thăm Bhutan trong tương lai, đất nước hạnh phúc nhất trên thế giới.

Theo Trí Thức Trẻ/WSJ