Chủ Nhật, tháng 11 22, 2015

Kỹ sư công nghệ thông tin bán hoa tươi kiếm 900 triệu mỗi tháng

Chỉ với hai nhân viên làm việc tại văn phòng nhỏ trong một con hẻm ở TP HCM, nhưng mô hình khởi nghiệp của Phạm Hoàng Thái Dương đã được Google chọn để giới thiệu rộng rãi.

Chọn lĩnh vực giáo dục để khởi nghiệp ngay sau khi ra trường và đạt được khá nhiều thành công, nhưng đam mê về lập trình, Phạm Hoàng Thái Dương quyết định tặng lại mô hình này và thành lập công ty chuyên gia công phần mềm.

Sau 3 năm, công ty phát triển và cần tái cấu trúc, nhưng quá trình này đòi hỏi một lượng tiền quá lớn khiến Dương thất bại khi cạn nguồn vốn vì những phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Với cương vị là giám đốc, Dương phải rời công ty và bán hết cổ phần với giá 0 đồng.

“Lúc đó tôi rất buồn và chán nản khi mất công ty do chính mình lập ra. Biết tin tôi phá sản, ba tôi trở bệnh, mẹ đang trong giai đoạn xạ trị ung thư nên tâm trạng tồi tệ hơn. Vì thế tôi không cho phép mình buồn lâu mà cần phải thoát nhanh ra khỏi hoàn cảnh lúc đó”, Dương tâm sự.



Phạm Hoàng Thái Dương bước đầu thành công với mô hình start-up mới.


Tìm hiểu về nhiều ngành kinh doanh khác nhau, Dương nhận thấy ở phân khúc thị trường điện hoa chưa có mấy doanh nghiệp đạt được khả năng cung ứng lớn. Những cửa hàng hoa thường chỉ giải quyết được bài toán làm sao bán được khoảng 50 đơn hàng mỗi ngày, nhưng số lượng lên đến hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng thì cần cả một hệ thống phần mềm hỗ trợ.

Nghiên cứu mô hình của những công ty điện hoa lớn trên thế giới, chàng cựu kỹ sư công nghệ thông tin thấy máy tính đóng vai trò chính trong quá trình vận hành công ty, xử lý đơn hàng, phân tích dữ liệu... Nhận ra được cơ hội, Dương quyết định lập website và xây dựng hệ thống dịch vụ điện hoa với tên gọi Hoa Yêu Thương.

Với số vốn 700 USD mà người bạn cho mượn, Dương dùng để chụp hình mẫu, lập website với những chức năng tối thiểu và chính thức đưa vào vận hành từ 20/10/2010.

Ngày đầu tiên mở bán, Dương có được 12 đơn hàng online. Thừa hưởng kỹ thuật cắm hoa từ mẹ, anh tự đi mua hoa rồi cắm và đi giao hàng cho khách. Mỗi đơn hàng bán được anh thu về 100.000 đồng.

“Lúc khởi nghiệp, gia đình và bạn bè phản đối vì không tin ngành hoa có thể phát triển được và tôi không phù hợp vì xuất thân là dân kỹ thuật”, chàng trai sinh năm 1981 chia sẻ. Mặc dù phòng trọ chính là văn phòng và là nơi cắm hoa nhưng ngày đầu tiên có được số lượng đơn hàng như vậy, anh cảm thấy có động lực để tiếp tục công việc của mình.

Tưởng chừng mọi việc bắt đầu thuận lợi, nhưng sau ngày lễ, lượng đơn hàng bắt đầu ít dần, mỗi ngày chỉ có vài đơn hàng lẻ tẻ. Để duy trì công ty, Dương phải đi kiếm tiền bằng cách sử dụng chính kinh nghiệm và công nghệ đang dùng cho công ty để tư vấn, đồng thời triển khai thương mại điện tử cho các doanh nghiệp khác.

Công việc kiếm thêm đó không ngờ đem về 1,5 tỷ đồng trong ba năm cho Dương, giúp anh có tài chính để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu. Dương luôn cố gắng duy trì hoạt động bán hoa để thử nghiệm trên chính những phần mềm do anh và nhóm cùng viết để xây dựng một dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp.

"Công nghệ này giúp xử lý một cách thông minh nhất về quy trình của một đơn hàng, tính toán chính xác thời gian, quãng đường đi để giao hoa đúng giờ, số nguyên vật liệu cần nhập... Không có phần mềm, nhân viên giữa các bộ phận rất khó quản lý được quy trình làm việc và tránh được những sai sót", Dương nói và cho biết thêm vẫn nhớ như in những khó khăn của thời gian đầu khởi nghiệp với hoa. Tất cả mọi khâu từ cắm hoa, giao hoa, thiết kế website… đều do một mình anh phụ trách. Dương không thể nhớ rõ bao nhiêu lần bị đuổi khỏi phòng trọ vì không có tiền đóng. Tết 2014, vì nợ hơn 300 triệu đồng khi mở cửa hàng hoa, công ty bị buộc đóng cửa vì không còn tiền đóng thuế, hơn chục đơn vị, cá nhân liên tục đòi nợ… Từ điện thoại, xe, máy ảnh để chụp mẫu hoa, Dương đều phải ký gửi ở tiệm cầm đồ để có tiền trang trải qua ngày.

Dù chỉ với hai nhân viên làm việc tại một văn phòng nhỏ trong hẻm, nhưng mô hình khởi nghiệp của Phạm Hoàng Thái Dương đã được Google chọn quay video để giới thiệu với các doanh nghiệp trong nước và khu vực khi ứng dụng thành công Mạng hiển thị Google (Google Display Network). Mô hình của anh cũng được quỹ đầu tư, các đơn vị truyền thông chọn là một trong 5 công ty được vinh danh về khởi nghiệp. Đây chính là động lực để Dương và nhóm tin tưởng vào con đường mình đã chọn.

Để có được những mẫu hoa đẹp, cứ ba tháng Dương lại tổ chức một cuộc thi cắm hoa cho nhân viên để tìm kiếm những mẫu thiết kế mới. Hơn 345 mẫu hoa xuất hiện trên website do Dương và nhân viên tự thiết kế. Mẫu hoa không phù hợp, không bán được liên tục được thay. Anh chú trọng không dùng hoa ngoại nhập để kích thích sự phát triển thị trường hoa trong nước.

Trong dịp 20/10 vừa qua, công ty Dương cung cấp ra thị trường 350 đơn hàng. Hiện nay công ty và cửa hàng hoa tươi của chàng trai quê Lâm Đồng thu về hơn 900 triệu đồng mỗi tháng. Cửa hàng hoa với diện tích 35m2 hiện đã quá tải, và công ty thường phải ngưng nhận thêm đơn hàng vào các ngày cao điểm.

Với nguồn dữ liệu được tích lũy trong 5 năm kết hợp với yếu tố phong thủy, thời tiết, thông tin khách hàng..., hệ thống BI (Business Intelligent) do Dương viết có thể dự báo số đơn hàng bán ra để có thể chuẩn bị đủ lượng hoa, bố trí nhân sự cho những ngày được dự báo nhiều đơn hàng.

“Thị trường hoa của Việt Nam trong tương lai gần có giá trị trên một tỷ đôla. Với thị trường tiềm năng này, công ty tôi đang kêu gọi vốn để tái đầu tư, nâng cấp và có tham vọng xây dựng hệ thống sinh thái cho ngành hoa tươi Việt Nam với khát khao trong 5 năm nữa, Việt Nam trở thành một trong năm nước có ngành công nghiệp hoa phát triển và có tên trên bản đồ hoa thế giới”, chàng trai 8x chia sẻ.
Diễm Phạm

Thứ Bảy, tháng 11 07, 2015

How to Download Images from Issuu


Though Scribd seems to be the preferred place for sharing documents online, Issuu has a much better media viewer. And like Scribd it has some disadvantages (some intentional). Direct linking to a page is a bit tricky, though you can extract the URL changing the options for generating the embed code. And since the viewers are in flash downloading the images (you can easily download PDFs if it is not disabled, even if it is you can) are a bit tricky. You could get them from the browser cache, but that process is a bit tedious.

Now you might ask, why would you need an image of a magazine page or a document? For the same reason you need to download an YouTube video?

Thankfully in Issuu it isn’t very difficult and I’ve made it a little easier. If you need to download or link to a particular page of a document hosted on Issuu, all that you need to do is insert the document ID and the page number in this form (the first two fields) and the URL of the image would automatically appear on the third field. Copy it and paste the URL wherever you want to.

Issuu Image Download Tool

Where do you find the Document ID? If you are using Firefox/Chrome, press Ctrl+U (or go to View » Page Source) to view the source code of the page (in IE you should find in the Page dropdown). Then do a Crtl+F and search for documentId. You’ll find something like this:


“documentId” : “090409124522-f5d6aed3b38548dcab8257cbf6487852”,


Copy the ID (minus the quotes) and paste it to the first field in the form below:


The JPG files on Issuu are stored in this structure:


http://image.issuu.com/Document_ID/jpg/page_Page_Number.jpg


So if you don’t want to use the tool, you can modify the URL yourself.

Easy, isn’t it? (Atleast till the time they don’t go about making changes).