Thứ Năm, tháng 4 21, 2016

Mạng xã hội: công cụ mới dành cho nhà khoa học thế kỷ 21






Trong bài viết này, tác giả sẽ lý giải lợi ích của việc dùng mạng xã hội, các trang mạng phổ biến cũng như tóm tắt một số điều cần lưu ý khi dùng các công cụ này.

Vì sao phải dùng mạng xã hội?


Trong những thế kỉ trước, nói đến nhà khoa học là nói đến những người mặc áo trắng ngồi trong phòng thí nghiệm cặm cụi nghiên cứu một mình. Điều này cũng được thể hiện qua việc các bài báo khoa học vào thời đó thường chỉ có một tác giả đứng tên. Ngay cả các công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn với nhân loại như thuyết tương đối hay phát hiện về các nguyên tố phóng xạ cũng thường là thành quả của một cá nhân.









Hình 1: Trái: Chân dung Marie Curie - người phụ nữ duy nhất nhận được hai giải Nobel, giải thưởng danh giá nhất dành cho các nhà khoa học (© Susan Marie Frontczak). Phải: Khám phá của Marie Curie về tia xạ phát ra từ Uranium và Thorium được đăng lại trên tạp chí Resonance (2011) chỉ có một tác giả đứng tên.


Từ những năm 1920 đổ lại, các vấn đề khoa học công nghệ ngày càng trở nên hóc búa và phức tạp. Những dự án nghiên cứu và bài toán khó của thế kỉ thường yêu cầu nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau cùng hợp tác. Số lượng tác giả đóng góp vào mỗi công trình cũng ngày càng nhiều. Điển hình nhất là trong các lĩnh vực vật lý lượng tử, giải mã gene hoặc các thử nghiệm lâm sàng liên quốc gia, số lượng tác giả đóng góp vào mỗi công trình có thể lên tới hang trăm hay hàng ngàn. Một bài báo xuất bản trên tạp chí Physical Review Letters (tháng 5, 2015) lập kỷ lục với hơn 5000 tác giả. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào những nhà khoa học này biết đến nhau và trở thành cộng sự trong các dự án siêu lớn này?


Trước đây, cách tốt nhất và phổ biến nhất để làm việc này là tham dự những hội thảo lớn, gặp gỡ và trò chuyện với các chuyên gia ngay tại đó. Với sự bùng nổ của mạng internet, ngày càng có nhiều tương tác giữa người với người được thực hiện trên mạng thay vì gặp mặt trực tiếp. Cũng như nhiều ngành nghề khác, một cuộc đối thoại ngắn 5 - 10 phút có thể giúp bạn làm quen thêm được với một đối tác tiềm năng cho công trình nghiên cứu mới của mình. Trong các thập niên trước, nhà khoa học chưa có một trang mạng xã hội cho riêng họ. Thay vào đó, họ sử dụng các trang như Yahoo360, Facebook hay Twitter để trao đổi thông tin với nhau , đồng thời giúp cho công chúng hiểu thêm về khoa học. Nhưng các trang mạng này thường chứa quá nhiều các thông tin thuộc nhiều chủ đề khác và đôi khi khiến cho thông tin về khoa học bị chìm khuất. Vào khoảng 10 năm trở lại đây, các trang mạng xã hội dành riêng cho khoa học gia bắt đầu hình thành và trở nên phổ biến.


Theo một khảo sát mới đây của tạp chí Nature, ngày càng có nhiều nhà khoa học sử dụng các trang này và cho rằng chúng giúp họ được nhiều người trong cùng lĩnh vực biết tới, và hỗ trợ họ kết nối với các chuyên gia khác ở nhiều chuyên ngành hay nhiều quốc gia khác nhau. Bên dưới là ví dụ về 6 trang mạng xã hội phổ biến nhất cho nhà khoa học. Lưu ý là tất cả các trang này đều miễn phí.


Các trang mạng xã hội phổ biến

1. ResearchGate


https://www.researchgate.net/home


Đây là trang mạng phổ biến nhất hiện nay trong giới khoa học gia trên toàn thế giới. Mục tiêu của ResearchGate là kết nối các nhà nghiên cứu và thúc đẩy quá trình trao đổi kết quả, kiến thức và kinh nghiệm giữa họ với nhau. Sử dụng trang này, bạn có thể tạo "sơ yếu lý lịch khoa học" cho bản thân, tìm kiếm các công việc phù hợp với kĩ năng, kết nối và giữ liên lạc với các đồng nghiệp hay các khoa học gia cùng lĩnh vực hoặc yêu cầu bài báo từ tác giả. Một công cụ rất hữu ích của ResearchGate là mục "Hỏi đáp", cho phép bạn đặt câu hỏi về một vấn đề khúc mắc trong quá trình nghiên cứu. Bản thân tác giả bài viết này cũng đã nhận được nhiều hỗ trợ về mặt kĩ thuật khoa học khi dùng ResearchGate. Bên cạnh đó ResearchGate còn có chức năng tìm kiếm việc làm thuận tiện.





Hình 2: Một khoa học người Brazil đăng tin tìm kiếm cộng sự trên ResearchGate để cùng nghiên cứu về tác dụng của biến đổi khí hậu lên loài ong.

2. Linkedin


https://www.linkedin.com/


Tuy không dành riêng cho nhà khoa học, người dùng Linkedin có thể tạo và tham gia vào các nhóm nhỏ có nội dung và mối quan tâm tập trung hơn, chẳng hạn như hiệp hội của những người nghiên cứu cùng ngành với bạn. Một số nhà tuyển dụng cũng thường sử dụng Linkedin để tìm hiểu về bạn vì hồ sơ trên linkedin thường chứa nhiều thông tin và dễ theo dõi hơn một bản sơ yếu lý lịch thông thường. Bạn có thể tạo một trang hồ sơ với định dạng linh hoạt, tùy chỉnh theo những kĩ năng của mình, thêm vào đường dẫn tới các trường đại học hay dự án mà bạn tham gia hoặc trích dẫn các bài báo mà bạn từng xuất bản. Dựa trên các thông tin này, linkedin dùng các thuật toán để gợi ý cho bạn những người có điểm chung hoặc các công việc phù hợp với hồ sơ của bạn.





Hình 3: Một trong những hiệp hội chuyên về khoa học và công nghệ trên LinkedIn.

3. Academia.edu


https://www.academia.edu/


Ý tưởng của Academia.edu xoay quanh trào lưu mới về open-access, nghĩa là các bài báo, các công trình khoa học miễn phí cho mọi đối tượng độc giả. Trang web này cho phép các tác giả chia sẻ những bài báo mà họ xuất bản với tất cả những thành viên khác. Thống kê của Academia.edu cho thấy lượng trích dẫn của các nghiên cứu tăng lên rất nhiều lần khi được chia sẻ ở đây. Lần trích dẫn (citation - số bài báo trích lại các kết quả trong một công trình khoa học) là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của các nhà nghiên cứu, vì vậy khi có khá nhiều người tham gia Academia.edu đơn thuần vì mục đích này. Mặc dù không phổ biến bằng ResearchGate, Academia.edu hiện nay có tới 21 triệu thành viên đăng ký.

4. Mendeley


https://www.mendeley.com/


Ngoài các tính năng phổ biến như lưu trữ bài báo và thông tin về tác giả, Mendeley còn cho phép người sử dụng chia sẻ quyền quản lý nguồn tài liệu tham khảo chung để có thể hợp tác dễ dàng khi cùng viết một bài báo hay đề án xin ngân quỹ. Ngoài ra, công cụ quản lý tài liệu tham khảo Medeley được phát hành miễn phí và đang được sử dụng rộng rãi.

5. ResearchID


http://www.researcherid.com/Home.action


Khi tham gia vào researchID, các thành viên sẽ được cấp cho một mã số mang tính duy nhất. Mã số này giúp cho các nhà nghiên cứu quản lý các bài báo mà họ xuất bản, theo dõi lượng trích dẫn, tìm kiếm các cộng sự tiềm năng và tránh bị nhầm lẫn với những người có cùng tên hay họ. Hiện nay (09/2015), 563 Việt Nam đang tham gia sử dụng trên trang web này.

6. Epernicus | Network


https://www.epernicus.com/network


Gần giống như ResearchGate, trang web này cho phép các nhà khoa học kết nối với những người cùng lĩnh vực hay cùng cơ quan nghiên cứu, tìm kiếm các công cụ, vật liệu hay chuyên môn cần thiết cho dự án của họ từ chính mạng lưới này.
7. Twitter


https://twitter.com/?lang=en


Bất kể sự ra đời của các trang mạng xã hội khác dành cho khoa học gia, Twitter vẫn là một công cụ khá tốt để trao đổi thông tin. Có khá nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng tham gia Twitter. Điển hình nhất là nhà vật lý- thiên văn học Neil deGrasse Tyson. Neil tham gia nhiều chương trình truyền hình về khoa học ở Mỹ, được ví von như minh tinh trong giới khoa học. Hiện nay ông có hơn 2 triệu người theo dõi (follower). Các nhà khoa học gia dùng Twitter để đưa các tin ngắn về những bài báo, công trình nghiên cứu mới, các lời khuyên dành cho sinh viên… Một số ngành học như Sinh học tổng hợp hoặc Kĩ thuật gene có khá nhiều thành viên tham gia Twitter. Chỉ cần dõi theo các chuyên gia đầu ngành hoặc các tạp chí khoa học là bạn có thể được cập nhật thông tin cần thiết mà không cần quá nhiều nỗ lực.





Hình 4: Trong một trao đổi hài hước trên Twitter, Neil Tyson viết “Vì sao khi nữ hoàng Elizabeth kế vị vua George vào năm 1952, vương quốc Anh không được đổi tên thành vương quốc...Chị?”
Làm thế nào để sử dụng các trang mạng xã hội này một cách hiệu quả?
Lựa chọn kĩ càng trang mạng phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của bạn


Lựa chọn trang mạng phù hợp để tham gia khá quan trọng. Nếu bạn muốn tìm nơi để kết nối với các nhà khoa học khác, bất kì trang nào nói trên cũng đáp ứng được nhu cầu này. Nếu bạn chỉ muốn có người giúp đỡ và tư vấn về những trục trặc kĩ thuật hay các kiến thức khoa học, ResearchGate là nơi phù hợp nhất cho bạn. Còn với Academia.edu, bạn sẽ dễ dàng tải được nhiều bài báo mà không cần trả phí cho các tạp chí, và cũng có thể làm tăng lượng trích dẫn cho công trình của mình.
Đầu tư xây dựng sơ yếu lý lịch khoa học trên trang mạng mà bạn lựa chọn


Nhớ ghi rõ thông tin về quá trình học tập và công tác, chủ đề nghiên cứu mà bạn đang theo đuổi, các công trình nghiên cứu và chuyên môn của bạn, những cơ hội mà bạn đang tìm kiếm. Quan trọng nhất là phải viết các thông tin này bằng ngôn ngữ dễ hiểu để công chúng, các nhà báo hoặc những người làm ở lĩnh vực khác đều có thể tiếp cận được. Tránh sử dụng các từ mang tính chuyên ngành quá sâu, chú thích rõ ràng thuật ngữ trong bài viết. Hoàn chỉnh tất cả các điểm trong hồ sơ và nhớ sử dụng một tấm hình chân dung nhìn thật chuyên nghiệp. Và nhớ là cập nhật hồ sơ này thật thường xuyên!
Hãy bắt tay xây dựng mạng lưới các cộng sự tiềm năng ngay từ bây giờ!


Kết nối một cách có chọn lọc với những người bạn biết ngoài đời hoặc biết đến thông qua một người khác, với những người có cùng mối quan tâm về khoa học công nghệ, hoặc có các chuyên môn, kĩ năng mà bạn cần. Nếu như bạn cảm thấy bắt đầu nhận được các thông tin không thực sự đáng quan tâm hoặc không liên quan thì có thể ngừng theo dõi họ hoặc tìm cách tổ chức, sắp xếp lại các mối quan hệ trên mạng này. Nên nhớ, số người mà bạn kết nối không quan trọng bằng độ bền chặt của từng mối liên hệ.
Lưu ý cách thức và nội dung trong giao tiếp


Cũng như trong các mỗi quan hệ ngoài đời thực, bạn cần phải tích cực trao đổi thông tin và tham gia các cuộc thảo luận để mọi người biết đến và hiểu hơn về bạn. Điều cần lưu ý là mỗi trang mạng xã hội, mỗi nhóm nhỏ, mỗi chủ đề thường có “văn hoá giao tiếp” riêng. Khi tham gia vào các cuộc đối thoại này, bạn cần phải hết sức để ý cách thức mà mọi người trao đổi thông tin với nhau để có thể hoà nhập dễ dàng hơn. Đặc biệt với ResearchGate, khi bạn đặt các câu hỏi, nên nhớ luôn cung cấp đủ các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được bạn đang làm thí nghiệm gì, đã thử các cách nào, và kết quả hiện tại cho thấy điều gì, bạn muốn được giúp đỡ trong khía cạnh nào của vấn đề cụ thể nào. Ngôn ngữ càng ngắn gọn, dễ hiểu thì khả năng bạn nhận được câu trả lời chính xác càng cao. Và đừng quên gửi lời cảm ơn cũng như phản hồi lại các ý kiến của người khác. Hầu hết các trang mạng này đều trao đổi tiếng Anh, vì vậy nếu bạn không tự tin vào ngôn ngữ của mình thì có thể nhờ đồng nghiệp xem qua trước khi đưa thông tin lên.
Thắt chặt các mối quan hệ trên mạng và mang chúng vào đời thực


Khi bạn tìm được những đối tác tiềm năng cho dự án nghiên cứu hay ý tưởng thành lập công ty công nghệ của mình, đừng ngần ngại tìm cách gặp và trao đổi với họ trong đời thực. Nếu họ ở gần thì bạn có thể mời gặp ở một quán cà phê, còn nếu họ ở xa thì hãy tìm cách đi dự hội thảo chung. Gặp mặt trực tiếp vẫn là cách tốt nhất để bạn biến các mối liên kết tương đối lỏng lẻo này những quan hệ cộng tác thực sự.
Lên kế hoạch rõ ràng và quản lý thời gian hiệu quả


Cũng như khi tham gia nhiều trang mạng xã hội khác, bạn luôn phải tương tác và hoà mình vào các sự kiện diễn ra trên trang mạng của nhà khoa học. Nếu không chú ý, hoạt động này có thể chiếm rất nhiều thời gian của bạn. Vì vậy bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhất định trong tuần cho việc này.


Thông qua bài viết này, hi vọng bạn hiểu thêm được các lợi ích của việc dùng mạng xã hội, cách thức sử dụng để chúng trở thành công cụ bổ trợ bạn nghiên cứu khoa học và phát minh ra công nghệ, ứng dụng mới. Một điều chưa được khai thác sâu trong bài viết này, đó là mạng xã hội cũng là phương tiện hiệu quả giúp nhà khoa học phổ biến phát minh và kiến thức cần thiết đến với công chúng. Tạp chí Vietnam Journal of Science đang hướng tới việc cung cấp các thông tin khoa học công nghệ cho độc giả phổ thông với trích dẫn rõ ràng và độ chính xác cao thông qua website và facebook. Hi vọng bạn đọc sẽ có được thêm một nguồn thông tin cần thiết giúp giải đáp các thắc mắc thường nhật liên quan tới sức khoẻ, thiên nhiên, vụ mùa, môi trường hay nhiều chủ đề khoa học công nghệ khác.

Thứ Bảy, tháng 2 20, 2016

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời


Trong nhiều năm, tôi ĐAU ĐẦU tìm các giải pháp PHÁT TRIỂN bản thân & cải thiện kỹ năng. Sau đó nhờ may mắn, tôi được biết Bí quyết 6 Cuốn sổ thay đổi cuộc đời




Codex Leicester

Thiên tài trên nhiều lĩnh vực người Ý, Leonardo da Vinci có ghi chép tay trên 30 quyển, trong đó 1 quyển nổi tiếng nhất là “Codex Leicester” viết khoảng năm 1508 được Bill Gates mua lại giá 30,8 triệu $ vào năm 1994.

Cuốn sổ tay này có 72 trang, viết bằng kỹ thuật viết ngược – tức là phải dùng gương chiếu các trang viết mới đọc được.


Bill Gates mua 30,8 triệu $ năm 1994

Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin) và rất nhiều tỷ phú $ khác cũng đều sở hữu những quyển sổ tay của riêng mình.




Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin)

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn nguyên lý của 6 quyển sổ:
1) SỔ THÔNG THÁI:

Đôi khi 1 thông tin bạn đọc từ facebook, đọc từ 1 quyển sách, xem video, nghe audio hoặc do 1 người khác chia sẻ lại, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị … và quên dần dần.

Jim Rohn nói:


DON’T TRUST YOUR MEMORY ! (Đừng tin vào trí nhớ của bạn)

Vì thế khi nghe, xem, học, đọc, được chia sẻ hoặc bạn tự giác ngộ điều gì đó hay, hãy ghi chú và tóm tắt lại theo ý hiểu của bạn vào quyển sổ này.
LỢI ÍCH LÀ GÌ?

Sau 1 thời gian, bạn sẽ sở hữu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu hay ho mà chính bạn đọc lại cũng phải ngỡ ngàng – không thể tin được là do chính mình viết ra.

Không phải lúc nào não bộ cũng đạt tình trạng trí tuệ cao hoặc giác ngộ, khoảnh khắc đó thường trôi qua rất nhanh, nếu bạn không ghi chép, tổng hợp lại ngay khi xuất hiện ý tưởng, bạn sẽ nhanh chóng quên mất hoặc nhớ không chính xác.

Sai lầm là thường không tổng hợp & đúc kết kiến thức, biến của người khác thành của mình, nên hầu hết mọi người thường mau quên.

Mặt khác, nếu không đem vào ứng dụng ngay, họ không thể chuyển hóa từ BIẾT sangHIỂU.

Trong phật giáo có 3 phương cách để có được trí tuệ đó là : VĂN – TƯ – TU.
VĂN là học hỏi LÝ THUYẾT.
TƯ là TƯ DUY. Học hỏi là phải gạn lọc, suy nghĩ , không nên chỉ rập khuôn.
TU là THỰC HÀNH. Vận dụng lý thuyết vào thực tế và tự mình kiểm chứng lý thuyết.

Hiểu được 3 khái niệm này bạn có thể vận dụng trong rất nhiều trường hợp.

Ví dụ 1: Tự học

Một số người đọc sách – đó mới chỉ là Văn (lý thuyết). Nếu không suy nghĩ, thảo luận, đặt câu hỏi – tức là chưa có TƯ (tư duy). Có suy luận, suy nghĩ, nhưng chưa vận dụng – tức là chưa có TU (thực hành). Nếu bạn nghe 1 người thành công chia sẻ kinh nghiệm, tức là TU của người này trở thành VĂN của người kia. Bạn có đang tự soi lại mình và lên chiến lược phù hợp ko?

Ví dụ 2: Thực trạng việc đào tạo

Nhìn chung hiện nay, tỷ lệ VĂN (lý thuyết) quá nhiều. TƯ thì có 1 số nơi có. Còn TU (thực hành) còn hạn chế. Bạn có đang nghĩ đến thực trạng đào tạo từ tiểu học đến đại học nói chung ko?

Ví dụ 3: Vận dụng cho việc bạn đào tạo cho nhân viên, cho con cái, cho học viên, cho những người xung quanh.

Ưu tiên và chú trọng vào đâu, có đủ VĂN – TƯ – TU chưa? VĂN – TƯ – TU là con đường để đi đến GIÁC NGỘ! Sổ thông thái là bước đi đầu tiên trên hành trình đó.


2) SỔ MỤC TIÊU – Ý TƯỞNG & CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH:




Codex Leicester

Đây là quyển sổ bạn ghi các mục tiêu hàng tháng & hàng năm. Các chiến lược & kế hoạch mà bạn sẽ triển khai. Việc lập mục tiêu sẽ nằm ở 1 chuyên đề khác để bàn sâu hơn.

Về cơ bản, bạn ghi ra những điều mình MUỐN.

Có thể ở những lĩnh vực chính yếu như sau:
Tài chính (Ví dụ : Số tiền kiếm được, thu nhập, tổng tài sản ….)
Phát triển bản thân (Ví dụ : Học kỹ năng đàm phán, lãnh đạo, ngoại ngữ….)
Sức khỏe (Ví dụ : Cân nặng, chiều cao, chơi môn thể thao…)
Giải trí (Ví dụ : Đi du lịch….)
Cống hiến (Ví dụ : Giúp ai đó, từ thiện, cho đi giá trị….)
Mối quan hệ (Ví dụ : Lập gia đình, có con…)

ĐIỀU QUAN TRỌNG:

Đầu tháng bạn viết ra các mục tiêu.

Cuối tháng bạn xem lại mình làm được, hoàn thành bao nhiêu việc và ghi ở phần KẾT QUẢ.

SAI LẦM :
Hầu hết mọi người không có mục tiêu
Hoặc Không có mục tiêu đầy đủ:
Ngắn hạn (tuần, tháng), trung hạn (1 năm), dài hạn (3-10 năm)
Không tập trung hoàn thành mục tiêu
Đặt những mục tiêu quá viển vông hoặc quá đơn giản.

Lợi ích QUYỂN SỔ là giúp bạn TẬP TRUNG hoàn thành mục tiêu & GIÁM SÁT chính mình. Mài giũa kỹ năng THIẾT LẬP MỤC TIÊU là 1 trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình ko hoàn thành MỤC TIÊU nào? (Bạn biết bằng mọi giá tháng sắp tới mình phải hoàn thành hoặc nên đặt mục tiêu vừa có tính thách thức, vừa có tính khả thi?)

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình hoàn thành 4/5 mục tiêu. Rất hài lòng và hào hứng cho tháng tiếp theo phải ko?

GHI NHỚ:

Không biết mình muốn gì thì sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn, và tiếp tục 1 cuộc đời “bèo dạt mây trôi”….

3) SỔ NHẬT KÝ THÀNH CÔNG:




Richard Branson rất chịu khó ghi chép

1 trong những cảm xúc tệ nhất của hầu hết mọi người đó là KHÔNG HÀI LÒNG.

Không hài lòng về bản thân, không hài lòng về hiện tại ….

Càng không hài lòng họ càng chán nản; suy nghĩ, hành động tiêu cực và càng thất bại.

Hãy để tôi chia sẻ cho bạn 1 bí mật:


Thành công hấp dẫn thành công

Sổ nhật ký thành công là quyển sổ 1-5 ngày bạn ghi lại 1 lần về những điều mình đã làm được, điều mình làm tốt hoặc chỉ đơn giản là 1 điều tích cực.

Xem thêm: The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công

Ví dụ:

Ngày 10/02/2016
Gặp được 1 người tên A, chia sẻ về …. Rất hay
Giúp được 1 người B 1 việc nhỏ : …..
Đọc được 1 quyển sách hay : …..
Đi làm đúng giờ….
Nảy sinh 1 ý tưởng có thể hay : …..
Dậy sớm lúc …. để làm việc C

LƯU Ý:

Ghi thật vắn tắt chỉ 5-10 ý, mỗi ý 1 câu, ngắn gọn đừng ghi dài dòng như nhật ký (mặt dù tên quyển sổ là nhật ký thành công.)
TẠI SAO?

Vì làm như vậy ngày nào bạn cũng làm được, nếu bạn ghi nhật ký dài cả trang, ôi có lẽ sờ vào bạn sẽ phát ngán không muốn động bút cho lần tiếp theo. Có ngày bạn chỉ có 2-3 thành công hoặc việc hoàn thành nhỏ cũng được, hãy ghi lại.

TÁC DỤNG quyển sổ này là gì?

Khi bạn ghi ra những điều này, cảm xúc tích cực dâng lên trong bạn.


HÀI LÒNG VỀ BẢN THÂN!

Bạn có thể suy nghĩ, hôm nay hoặc vài ngày qua thật tuyệt vời, TIẾP TỤC THÔI.

Lâu lâu bạn đọc lại để nhớ về những KHOẢNH KHẮC CHIẾN THẮNG, thấy mình THẬT TUYỆT!

Và hãy nhớ :


DUY TRÌ CẢM XÚC TÍCH CỰC VỀ THÀNH CÔNG và
THÀNH CÔNG NHỎ SẼ THU HÚT THÀNH CÔNG LỚN!



4) SỔ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN:




Tỷ phú người Mexico Carlos Slim

Tỷ phú người Mexico Carlos Slim (thường nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới) không phải là người có trí nhớ siêu phàm, nhưng đến nay ông vẫn giữ những cuốn sổ ghi chép chi tiêu từ khi còn là một cậu bé được cha mẹ cho tiền tiêu vặt.

Sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng Carlos Slim đã được cha huấn luyện từ nhỏ về chi tiêu chặt chẽ và khôn ngoan trong vấn đề tài chính. Được biết, một trong những cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: “Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Hôm nay tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán”.





Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần có quyển SỔ THU CHI.

Quyển sổ thường có 4 cột chính:
Ngày tháng (hoặc số thứ tự)
Công việc, nội dung
Thu
Chi

Đây là quyển sổ bạn thống kê lại các hoạt động thu chi cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.

Ví dụ :
Mua đồ A – 250k (cột CHI)
Trả tiền người B – 3 triệu (cột CHI)
Thu 1 khoản tiền C – 10 triệu (cột THU)

Nếu có ai đó đã trả 1 khoản và còn nợ 1 khoản, bạn có thể dùng bút đỏ khoanh tròn….Hoặc khoanh tròn các chi phí cần kiểm tra, lưu ý thêm.

Tác dụng quyển sổ này là gì?
Kiểm soát tài chính cá nhân
Phát triển thói quen quản lý tiền bạc

Ví dụ:

Thỉnh thoảng bạn nhìn lại cột thu chi, có thể bạn thấy mình đang “chảy máu” với tốc độ không dừng được. Cũng có thể bạn kinh ngạc vì không ngờ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mình đã tiêu 1 khoản tiền khủng khiếp.

Cũng có thể bạn tự trách mình về 1 khoản chi mà đáng nhẽ bạn có thể kiểm soát, giảm bớt hoặc cắt hẳn nếu thông minh hơn. Có ngày bạn giật mình vì 1 khoản tiền mà bạn quên không đòi hoặc chưa giải quyết.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Sổ thu chi chỉ là 1 trong vài chục kỹ thuật quản lý tiền bạc.

SỰ THẬT:

6 cái lọ quản lý tiền (T.Harv Eker đào tạo) được ca ngợi là phương pháp quản lý tiền hay nhất thế giới – cũng hay nhưng thực ra là hoàn toàn không đủ để bạn quản lý tiền!

Bạn cần hiểu biết nhiều hơn thế rất nhiều.

Ghi nhớ:

Hãy kiểm soát con quỷ chi tiêu trong bạn và rèn luyện thói quen kỷ luật.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay với SỔ THU CHI CÁ NHÂN.


5) SỔ QUAN HỆ:





Bill Clinton khi đã trở thành tổng thống

Năm 1968, Bill Clinton đang học đại học Oxford, ông gặp 1 sinh viên sau đại học tên Stamps tại 1 buổi tiệc. Bill lấy ra 1 quyển sổ ghi chép màu đen và hỏi:
Anh đang làm gì tại Oxford?
Tôi đang học tại Pembroke nhờ học bổng Fulbright

Bill ghi chú Pembroke vào sổ và tiếp tục hỏi về trường và ngành mà Stamps đã tốt nghiệp cử nhân. Stamps ngạc nhiên hỏi:
Bill, sao anh phải viết hết mọi thứ ra giấy vậy?
“Tôi sẽ chuyển sang làm chính trị, tôi sẽ tranh cử thống đốc bang, tôi muốn ghi lại tất cả những người tôi đã gặp gỡ”. Bill cho biết.

Câu chuyện này do Stamps kể lại càng làm nổi bật phong cách thẳng thắn của Bill Cliton trong việc yêu cầu giúp đỡ hay lôi kéo người khác tham gia sứ mệnh của mình.

Thực tế, ngay từ sinh viên, vị tổng thống thứ 42 này đã có 1 thói quen là hàng đêm ghi lại trên giấy những tấm thẻ tên và các thông tin quan trọng của những người ông gặp trong ngày.

Sổ quan hệ là quyển sổ ghi chép lại các mối quan hệ chất lượng của bạn.

Bạn có thể liệt kê 1 cách vắn tắt và đơn giản thông tin về các mối quan hệ như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh (sinh nhật), nghề nghiệp và năng lực, mối quan hệ khác của họ…..

Thực tế cuộc đời của bạn thay đổi thường bởi 2 điều:

1 là những quyển sách mà bạn đọc.

2 là những người mà bạn gặp!

Có 1 công thức khá hay:


QUAN HỆ + QUAN HỆ + QUAN HỆ + ….. = TẤT CẢ

Có thể nhiều người biết nhưng ít người hiểu cách vận dụng.

Lợi ích Việc ghi chép SỔ QUAN HỆ nhắc nhở bạn duy trì kết nối hoặc dành thời gian hỗ trợ chéo, giúp đỡ người khác và để nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.

SAI LẦM:

Trung bình 1 người có từ 200-300 mối quan hệ.

Hầu hết mọi người đều có 1 vài mối quan hệ chất lượng, đôi khi có thể chỉ là những lần gặp thoáng qua nhưng rất ít người ghi chép lại điều này. 1 dạng quan hệ nữa là quan hệ bắc cầu. Tức là bạn quen người A là 1 người bình thường, nhưng người đó lại khá thân thiết với người B – 1 người có năng lực mà bạn đang cần B giúp đỡ.

Đáng tiếc là khi bạn bế tắc, ít khi bạn nghĩ đến mạng lưới quan hệ để xử lý mà có thể bạn xử lý mọi việc theo bản năng hoặc thói quen.

Nếu trong mạng lưới của bạn có 1 MENTOR (người đỡ đầu), người có đủ tố chất, năng lực và kinh nghiệm thì cuộc đời của bạn sẽ tăng tốc chóng mặt trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.

Để học hỏi thêm về các chiến lược phát triển mối quan hệ, bạn có thể tìm đọc 3 quyển:
Đắc nhân tâm
Đừng bao giờ đi ăn 1 mình
Ai che lưng cho bạn

GHI NHỚ:

QUAN HỆ SẼ ĐẺ RA TIỀN BẠC.


6) SỔ CÔNG VIỆC (QUẢN LÝ THỜI GIAN):




Branson còn viết lên cả hộ chiếu!

Mắc chứng khó đọc bẩm sinh, ngay từ nhỏ tỷ phú Richard Branson (sáng lập tập đoàn Virgin) đã luyện cho mình thói quen ghi nhớ mọi việc thông qua ghi chép.

Richard Branson tiết lộ một trong những công cụ quyền lực nhất mà ông có trong bộ thủ thuật kinh doanh thành công. Bạn có thể mong đợi đây là một bí quyết phức tạp hay độc đáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, vũ khí bí mật của Branson đề cập tới chính là CUỐN SỔ TAY cũ luôn đi cùng ông tới bất cứ đâu.

Những lưu ý thói quen viết tay – theo ông rất có ích trong công việc quản lý, đàm phán và thậm chí cả các tình huống pháp lý.

Diễn đạt mọi suy nghĩ ra giấy, có lần không mang sổ tay, Branson còn viết lên cả hộ chiếu.

Branson đặc biệt ưa thích dùng bút để viết lên giấy hơn là lướt ngón tay lên bàn phím bởi nó không gây phiền phức hay làm ông tập trung trong một cuộc họp.

CÁCH SỬ DỤNG:

Ví dụ bạn có thể viết ra để sắp xếp và quản lý thời gian như sau:

08h: Làm việc A
10h : Gặp người B
12h: Đi sự kiện C
14h: Làm việc D
16h: Làm việc E
18h: Gặp người F
20h: Làm việc G
22h: Làm việc H
24h: Làm việc I

Ngoài ra, bạn có thể dùng nó ghi chép hoặc diễn đạt bất cứ điều gì mà BẠN ĐANG SUY NGHĨ, MONG MUỐN, NHỮNG VẤN ĐỀ hay GIẢI PHÁP …..

SỰ CHUẨN BỊ cho 1 cuộc bán hàng, đàm phán hay gặp gỡ đối tác….

Lợi ích của việc sử dụng SỔ CÔNG VIỆC thường xuyên:

1) Do có sự liên hệ đặc biệt về thần kinh giữa ngón tay và trí não, mỗi khi bạn sử dụng bút để viết ra trên giấy là bạn đang tăng cường sự TẬP TRUNGGHI NHỚ một cách đặc biệt.

Bạn làm cho vấn đề trở nên RÕ RÀNG và SÁNG TỎ.

Ví dụ: Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) lại thường diễn đạt suy nghĩ của mình lên những chiếc bảng trắng ngay từ khi còn là sinh viên đại học.

2) Bạn có thể xem lại 1 sự việc đã xảy ra cách đây 3-5 năm, chính xác vào ngày hôm đó xảy ra việc gì. Thật thú vị phải không?

GHI NHỚ:

Nếu thành công là 1 hành trình, đôi khi xem lại quá khứ bạn sẽ biết được tương lai của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân :

1) Tôi bắt đầu thực hành 6 quyển sổ từ 2010

2) Ban đầu không quen và hay quên ghi chép

3) Hiện nay duy trì thường xuyên như sau:
Sổ thông thái: 3-7 ngày tôi ghi 1 lần hoặc bất thình lình học được hoặc giác ngộ được.
Hiện nay đã ghi chép được 4 quyển dày. Khá nhiều kinh nghiệm hiện nay tôi chia sẻ lại cho học viên chỉ là 1 phần nhỏ các kiến thức mà tôi đã ghi vào sổ này.
Sổ mục tiêu & chiến lược: 2 tuần đến 1 tháng tôi ghi 1-2 lần
Sổ nhật ký thành công: Thời gian đầu rất chịu khó ghi (khi cảm xúc tiêu cực nhiều), hiện nay 1-2 tuần mới ghi 1 lần.

Mong muốn duy trì 2-3 ngày ghi 1 lần.
Sổ tài chính cá nhân: 3-10 ngày ghi 1 lần
Sổ quan hệ: Quản lý trên file excel, 1-2 tháng cập nhật 1 lần.
Sổ công việc hàng ngày: Dùng thường xuyên hàng ngày.

THỈNH THOẢNG ĐỌC LẠI TÔI THẤY RẤT THÚ VỊ : Có những điều mà mình không thể tin được do mình viết ra – vì không nhớ gì cả, có 1 số suy nghĩ mà thời điểm này thấy rất buồn cười – vì ngớ ngẩn , và có những điều tôi tiên đoán mơ ước tương lai – nay đã thành sự thật.

LƯU Ý:
Nên mua sổ to, bìa chắc chắn để ghi được nhiều. (hạn chế dùng sổ tay nhỏ do ghi được ít và hay rơi rụng làm mất)
Có thể kết hợp cả hai : Ghi Note trên điện thoại hoặc để Online và Sổ giấy tờ
Xác định THÓI QUEN quan trọng hơn SỐ TIỀN. Ban đầu bạn chưa quen nhưng tập dần sẽ quen. Nhiều người có TƯ DUY của người thành công nhưng họ không bao giờ thành công. Lý do? Họ mới có TƯ DUY mà chưa có THÓI QUEN của người thành công.
Thỉnh thoảng quên không ghi, đừng tự dằn vặt và trách móc bản thân. Hãy tiếp tục. Việc hôm qua đã qua, hôm nay là ngày ta tiếp tục.



TÓM LẠI: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời của bạn gồm:
Sổ thông thái
Sổ mục tiêu & chiến lược
Sổ nhật ký thành công
Sổ tài chính cá nhân
Sổ mối quan hệ
Sổ công việc hàng ngày

Và đừng quên VĂN – TƯ – TU, hãy RA MUA NGAY VÀI QUYỂN SỔ.

GHI CHÉP LẠI những điều mà tôi vừa hướng dẫn bạn vào 1 quyển sổ.

Quyển nào bạn còn nhớ không?

Rồi 1 ngày, nhìn lại những quyển sổ này, bạn sẽ nghĩ:

Thầy giáo thật tuyệt vời!