Trên tư cách người quan sát từ bên ngoài, Gs. Michael Porter chia sẻ góc nhìn về năng lực cạnh tranh quốc gia của VN trong so sánh với các nước trên thế giới, từ đó, khuyến nghị điều chỉnh tư duy và lựa chọn chính sách trong tương lai cho VN, mà quan trọng theo ông, là sự cải cách phải từ thôi thúc bên trong, không chỉ là phản ứng thụ động với những gì diễn ra ở bên ngoài như hiện nay. | |||||||||||
Giáo sư Michael Porter hiện là giảng viên trường ĐH Kinh doanh Harvard, là chuyên gia hàng đầu về năng lực cạnh tranh quốc gia. Hiện ông đang tham gia cùng với Viện cạnh tranh châu Á thực hiện một nghiên cứu tình huống về VN.
Ghi nhận VN có thể là mô hình phát triển tốt cho khu vực, nhưng Gs Porter cho rằng, có nhiều điều VN đáng ra có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn và định vị mình ở vị trí cao hơn trong chuỗi cạnh tranh toàn cầu. Theo Gs. Porter, VN đang là câu chuyện thành công, tăng trưởng ấn tượng trong vòng hai thập kỷ qua, đặc biệt nước có lịch sử như VN có thể thay đổi lớn như vậy trong quá trình chuyển đổi của mình. Tuy nhiên, cải cách ở VN chưa đủ cho phép VN trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. VN đạt thành công lớn nhưng khoảng cách xa với các nước trong khu vực. Làm thế nào để đuổi kịp các nước trong khu vực và vươn lên? Giáo sư phân tích: 2 làn sóng cải cách lớn tạo sự thay đổi ở VN. Dù tăng trưởng cao nhưng chỉ số GDP/đầu người của VN vẫn còn chặng đường dài phải đi. VN vẫn còn ở phía cuối con đường, nơi dành cho nước thu nhập thấp. Có thể con số tăng trưởng của VN vẫn tốt, nhưng cách tiếp cận của VN để đạt được kết quả tăng trưởng 10 năm qua lại khiến chuyên gia về năng lực cạnh tranh quốc tế quan ngại. Đơn cử, VN làm rất tốt trong việc viết luật, nhưng quan trọng là thực hiện luật hiệu quả, thể chế, cơ chế mới cho phép lập kế hoạch và phương hướng thực hiện quy định mới thì VN chưa có được. VN tăng trưởng tốt nhưng chính sách lại thay đổi liên tục, không nhất quán. Hơn nữa, tăng trưởng của VN chủ yếu dựa vào sử dụng vốn lớn, vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Liệu VN đã thu hút được đúng loại FDI cần cho phát triển kinh tế tốt hơn? Lượng đầu tư vào ngày càng nhiều nhưng điều VN cần quan tâm không phải là số vốn thu hút được bao nhiêu mà là năng suất lao động và những kỹ năng nào VN có thể được hưởng. Liệu loại hình đầu tư nào VN cần và FDI hiện nay đã đúng trọng điểm phát triển của VN hay chưa? Ảnh: Pace Institute. Cải cách vẫn đang là phản ứng mang tính thụ động với đòi hỏi quốc tế Theo ông, đã đến lúc phải đưa con đường cho cạnh tranh VN thời gian tới, với cách tiếp cận bền vững và thống nhất hơn. Quy trình cải cách của VN phải sang một cấp độ mới.
"Cải cách hiện nay bản chất là do bên ngoài tạo ra. Bây giờ phải do nhân tố trong nước tạo ra, chủ động hơn để chuẩn bị cho VN một bước phát triển mới". Gs. Porter cho rằng, trước hết, VN cần có nhu cầu hình thành mô hình chiến lược mới, từ đó, cần có sự lãnh đạo thực hiện mô hình đó với một đội ngũ quan tâm đầy đủ các thách thức. Và khi đã nhận thức được thách thức, VN cần quan tâm thể chế, cải thiện chính sách, cơ chế thực hiện. "VN cần một mô hình kinh tế mới ngăn ngừa khủng hoảng chứ không đợi khủng hoảng đến... Tôi không muốn VN khủng hoảng để rồi phải quay lại xuất phát điểm ban đầu". "VN phải học để trở thành Hàn Quốc khác chứ không phải trở thành Philippine trong so sánh cạnh tranh quốc tế", Gs. Porter nhấn mạnh. Làm thời trang như người Ý? Từng khuyến nghị VN về "bẫy" lợi thế nhân công giá rẻ, Gs. Porter lưu ý đến lúc VN cần tạo bước chuyển trong sử dụng lao động, phải lựa chọn giữa làm việc cần cù hay làm việc thông minh sáng tạo (working hard or working smart). Hai cấu thành cơ bản là động lực tăng trưởng kinh tế là sử dụng lao động và năng suất lao động. VN đã thành công lớn khi tận dụng ở mức tối ưu lực lượng trong độ tuổi lao động.
Trong khi đó, năng suất lao động vẫn là thách thức lớn của VN so với khu vực. Đây lại là yếu tố quyết định việc cải thiện mức sống của VN, làm cản trở bước tiến trong thời gian tới. Cho rằng số lượng lao động vẫn là yếu tố quan trọng trong vài năm tới, nhưng theo Gs. Porter, nó sẽ không còn hỗ trợ nhiều cho kinh tế VN trong 10-12 năm tới. Hiện nay, hiệu quả của yếu tố này lên tăng trưởng đang chậm lại. Vấn đề của VN không phải là tập trung vào ngành nào để cạnh tranh, mà là trong mỗi ngành phải cạnh tranh như thế nào bằng cách nâng cao năng suất, chất lượng. Đơn cử như ngành giày da, may mặc, VN xuát khẩu nhiều nhưng năng lực cạnh tranh của ngành này không nằm ở việc sản xuất được bao nhiều giày, quần áo, mà là sản xuất giầy dép, quần áo như thế nào. "Nếu làm được như người Ý, VN sẽ có được sự thịnh vượng cho dân, còn nếu cũng chỉ giống như các nước đang phát triển khác, VN sẽ mãi là nước thu nhập thấp", Gs. Porter nhấn mạnh. Ảnh: VnEconomy.
Tuy nhiên, con đường nào để tiếp cận được với ngành công nghệ thời trang, may mặc của Ý vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ cho VN. Gs. Porter tư vấn, VN cần chuyển từ lợi thế chi phí đầu vào thấp sang lợi thế năng suất cao, năng suất gắn với chất lượng, hiệu suất và hiệu quả sử dụng chi phí đầu vào; cải tiến các thiết kế mẫu mã sản phẩm, tăng năng lực thiết kế tinh tế hơn, có thể bằng sao chép thiết kế hoặc thiết kế của chính VN. Đồng thời phát triển hệ thống cung ứng, giao hàng đúng thời điểm thị trường. Giải pháp cho ngành dệt may, giầy da không phải câu chuyện của riêng DN, mà là vấn đề Chính phủ cần quan tâm, xử lý. "Cách suy nghĩ tốt nhất chính là làm theo cụm nhóm. Ví dụ da giầy, dệt may làm với nhau, liên kết cụm với nhau, xác định mặt yếu, mạnh để bổ trợ cho nhau. Tin rằng chương trình đào tạo nhân lực theo cụm nhóm rất quan trọng và hiệu quả"... VN cần phải tổ chức lại để có cách tiếp cận mới, tập trung vào cấp độ tiên tiến hơn, lợi nhuận cao hơn - Gs. Porter nói. Ví dụ, với ngành du lịch, vấn đề không phải ở việc VN thu hút thêm được bao nhiêu khách, mà là mỗi ngày, du khách sẽ tiêu bao nhiêu tiền ở VN. Người ta chỉ tiêu dùng nhiều khi VN có sẵn nhiều hoạt động chất lượng cao, dịch vụ tốt, nhiều sản phẩm hay để họ mua. Do đó, VN cần cải thiện không phải số lượng khách mà tiếp thu phản hồi, tạo ngành dịch vụ để khuyến khích họ tiêu tiền nhiều hơn, với những dịch vụ chất lượng cao, tránh tác hại môi trường. Nhìn vào ngành công nghiệp trồng hoa Kenya để học tập Hình thành các cụm nhóm liên kết là khuyến nghị được Gs. Porter đặc biệt nhấn mạnh để tăng hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Giữa các DN trong một lĩnh vực, nhóm lĩnh vực cần có sự liên lạc, kết nối. Chưa cần học các nước phát triển, VN có thể học ngay kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác. Gs. Porter đưa mô hình ngành công nghiệp trồng hoa Kenya là một ví dụ để VN nhìn vào, học hỏi về quá trình hình thành cụm nhóm. Để có một ngành CN trồng hoa phát triển ở Kenya, không chỉ cần người nông dân trồng hoa, mà cả hệ thống kho bãi, xử lý, hệ thống hỗ trợ, người cung ứng, thiết bị tưới tiêu, nhãn mác thu hoạch, hệ thống vận chuyển, đông lạnh... Hệ thống giáo dục và giới nghiên cứu ở đây cũng phải cùng tham gia. Trong khi đó, nhìn vào VN, các DN vẫn tự cô lập mình, tự nhập nguyên liệu, tự làm hàng rồi tự đi bán, không tăng tính tinh tế của hàng hóa, không có dịch vụ hỗ trợ, DN hỗ trợ. Các cụm nhóm trong nền kinh tế cần giao thoa, liên kết với nhau. Ví dụ may mặc giầy da sẽ liên quan tới nhau, có thể chuyển đổi sản phẩm. Dầu khí, hoá chất cũng vậy. Dù mới chỉ dừng ở mức tự phát, nhưng việc xuất hiện cụm nhóm liên kết giầy da, dệt may đã tạo khởi sắc trong hai ngành này. So với năm 2000, đến 2006, hình ảnh hai ngành này đã khác, nhiều, thành cụm, liên kết mạnh hơn. Đây không phải là yếu tố ngẫu nhiên mà là bước chuyển tự nhiên sử dụng kỹ năng của nhau. Nhãn quan thúc đẩy tiến trình làm sao để xây dựng cụm nhóm, đa dạng hóa. Trong quá trình đó, Chính phủ phải là người giúp tháo bỏ những rào cản. Nhà quản lý phải mời các bên liên quan ngồi lại với nhau, dù trước đó chưa từng gặp nhau. Có thể nửa tiếng đầu tiên, không ai nói gì cả, vì họ chưa bao giờ nghĩ về lợi ích chung. Dần dà, họ hiểu cần phối hợp giải quyết. Cần có sự phối hợp liên ngành, giữa nhà quản lý, điều hành, ngân hàng, nhà sản xuất, nhà phân phối... Đáng tiếc, theo Gs. Porter, VN vẫn "chưa có tư duy cụm nhóm. Bản thân Chính phủ cũng chưa nghĩ tới để tạo tư duy phát triển cụm nhóm". |
Tân Nhạc VN – Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Thời kỳ Hiện Đại – “Yêu Nhau Đi”
(“Bésame Mucho”) – Consuelo Velázquez, Trường Kỳ
-
Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây. Chào các bạn, Hôm nay mình giới
thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Yêu Nhau Đi” (“Bésame Mucho” – “Tình khúc của
thế k...
9 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét