Thứ Bảy, tháng 11 14, 2009

Mối tương quan giữa vàng, chứng khoán, BĐS và ngoại tệ

Mối tương quan giữa giá vàng, chứng khoán, bất động sản và ngoại tệ cũng như các chính sách kinh tế luôn có mối tương quan theo từng thời điểm cụ thể. Mô hình bên phải thể hiện cơ bản mối tương quan này.
Vàng là trung tâm của mối tương quan.
Trong giai đoạn kinh tế hiện tại, kinh tế Mỹ và châu Âu có tín hiệu phục hồi từ suy thoái kinh tế, trong đó Anh và Úc thể hiện sự phục hồi nhanh nhất. Giai đoạn kinh tế phục hồi kéo theo TTCK khởi sắc trở lại.

Khi TTCK tăng điểm mạnh được giải thích cho việc dùng nguồn vốn là tiền tệ mua vào chứng khoán hoặc các hàng hóa, giá dầu thô tăng theo sát khi TTCK tăng điểm.

Chúng ta thường thấy khi TTCK Mỹ tăng điểm mạnh thì chỉ số US - Index giảm điểm, giá dầu thô tăng, giá vàng tăng và ngược lại nếu TTCK Mỹ giảm điểm mạnh.

Theo thông lệ, nguồn vốn đầu tư chảy vào TTCK và hàng hóa nhiều, tức là mức cầu nhiều hơn dẫn đến việc tăng điểm của TTCK và giá hàng hóa. Lúc này, giá đồng tiền thể hiện bản chất hàng hóa bị chuyển đổi sang TTCK và hàng hóa khác, trong đó có vàng, dẫn đến đồng tiền mất giá so với mức tăng lên của giá vàng được mua vào.

Trong khi đó, các nguyên nhân dẫn đến đến nguồn vốn di chuyển vào thị trường nào thì phải xem xét yếu tố thông tin và yếu tố đầu tư, đầu cơ trên thị trường theo từng thời điểm.

Thị trường bất động sản thường có tin công bố hàng tháng về doanh số nhà xây mới, doanh số nhà chờ bán, hoặc giấy phép xây dựng. Các thông tin này được xem như yếu tố chủ đạo, vì thị trường nhà đất ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực.

Khi thị trường nhà đất có thông tin bất lợi sẽ dẫn đến tác động làm giảm điểm TTCK và ngược lại. Trong giai đoạn hiện tại, thị trường nhà đất Mỹ chưa có tính hiệu ổn định và vẫn phải nhờ vào gói cứu trợ kinh tế, các gói cứu trợ kinh tế sẽ tạo thêm niềm tin cho NĐT trong giai đoạn nền kinh tế suy yếu.

Khi xét trên góc độ tâm lý, các đồng tiền ở mức lãi suất thấp và nguồn tiền trong nền kinh tế đã được bơm vào sẽ tạo mối lo ngại lạm phát, tâm lý giá hàng hóa rẻ hơn so với khối lượng tiền lưu thông là tất yếu và các hàng hóa có tính bảo hiểm rủi ro và tính thanh khoản cao như các kim loại quý sẽ được mua vào.

Theo Đầu tư Chứng khoán

Không có nhận xét nào: