Chủ Nhật, tháng 12 26, 2010
Toàn văn báo cáo của Michael Porter
GS Michael Porter: "Đã tới lúc Việt Nam cần thảo luận xem mình muốn đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu, đâu là những ngành, lĩnh vực và thế mạnh về môi trường kinh doanh mà thế giới biết tới.
Các bài viết của Giáo sư Michael Porter
Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009-2010
Video clip
Buổi thuyết trình của Giáo sư Michaael Porter tại VN
Thứ Năm, tháng 12 23, 2010
Giao lưu giữa Ông Dương Công Minh với FLI Club
NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN ...
Khán phòng rộng rãi, bền ngoài cửa sổ là cầu Thủ Thiêm lên đèn sáng rực rỡ
Anh Châu đến rất sớm và cùng trò chuyện với diễn giả Dương Công Minh trước khi bắt đầu
Chị Thanh cũng đã kịp đến
Các anh chị khách mời đến khá đông nhưng vẫn chưa đủ
6:30PM chương trình bắt đầu
MC mở màn dí dỏm: FLI giống như một chàng du mục, mỗi lần tổ chức một địa điểm khác nhau. Thôi thì tuy ít người nhưng chúng ta vẫn bắt đầu. Phan Anh giới thiệu các diễn giả. Buổi giao lưu hôm nay, Mr Hoàng Minh Châu tham gia với vai trò là người hỏi để dẫn dắt các diễn giả.
Khách mời lên bàn đối thoại có
- Anh Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam, Ngân hàng Liên Việt
- Anh Nguyễn Đình Thắng - Ủy viên HĐQT ngân hàng Liên Việt
Anh Châu giới thiệu: Hôm nay diễn giả rất đặc biệt vì chưa bao giờ diễn thuyết ở đâu, đây là lần đầu tiên. Anh gốc là lính, từng là đại tá trong quân đội. Đến nay anh là người giàu có và thành công nhất VN theo suy nghĩ của tôi dù anh không bao giờ PR bản thân mình. Tôi ngưỡng mộ anh Minh và doanh nghiệp anh ấy - Ngân hàng Liên Việt xuất phát điểm cùng thời gian với Tienphongbank nhưng hiện nay đã có những bước tiến rất dài hơn chúng ta..
Anh Minh nói bắt đầu buổi chia sẻ: Trong tâm thức của mình thì FPT mới là doanh nghiệp số 1 Việt Nam. Ông Minh nói trước giờ chưa tiếp xúc với số đông, ko đi diễn thuyết, và cũng không muốn như thế. Hôm nay nể lời mời của ông Châu nên tới đây tham gia cùng mọi người. Ông Minh hy vọng FPT trở thành số 1 Việt Nam số 1 Châu Á và số 1 Thế Giới thì đó là điều tốt cho nước Việt Nam.
Ông đề nghị: "Mời các bạn theo dõi tịnh tiến lên trên, không được nhường nhau chỗ ngồi. Vấn đề đầu tiên tôi muốn chia sẻ là không được nhường nhau cái gì hết!"
Tôi học cấp III ở huyện thì có đi giao lưu với các trường cấp III ở thị xã, gặp các cô gái thì chẳng dám nhìn, chỉ dám nhìn trộm. Tôi quê Bắc Ninh. Tôi giữ sự nhút nhát của người nông thôn.
Tôi đến 26 tuổi mới yêu. Năm 30 tuổi mới biết tình dục, biết rồi thấy sao mà thích thế. Rồi một lúc tôi ngoại tình, tôi thấy ngoại tình còn thích hơn.
Hội trường vỗ tay và nhiều ánh mắt còn ngơ ngác..
"Tóm lại hôm nay tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện thật.."
Thành công đến ngẫu nhiên nhưng không phải tất nhiên. ở VN có gương Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Lê Nam Tiến, Hoàng Minh Châu, ... lúc đầu chỉ ba lô trên vai, hành trang là kiến thức, khát vọng làm giàu. Tất cả ông chủ VN xuất phát số 0, đa số có kiến thức, khát vọng và liều lĩnh.
Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không cần thiết.
Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh Minh xoài.
Câu chuyện thời Minh Xoài
Ngày trước tôi làm xuất nhập khẩu trái cây qua Trung Quốc, tôi xuất khẩu xoài. Bạn tôi muốn làm chung thì tôi đồng ý chia sẻ với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì giữ lời hứa này mà sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết thì tôi phải gánh lỗ khá nhiều nên quyết định bán nhà đang ở (1000m2 trên đường Cộng Hoà) để trả nợ cho người bạn.
Khi bán nhà tôi bị dịch vụ chém đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu. 50 triệu nhiều quá, tôi tự đi làm, tổng cộng hết 3 triệu. Hệ thống quản lý xã hội của mình rất là không ổn. Những cái dịch vụ công đáng lẽ nhà nước phải làm thì lại chuyển thành dịch vụ công, mà chuyển thành dịch vụ công thì bị còn chặt chém.
Tôi đã lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận 300% sau khi chi các loại chi phí.
Trong cái rủi có cái may. Nhưng cần phải có kiến thức làm các loại giấy tờ để hợp thức hóa căn nhà. Nhờ Đại học có học về giá và bản vẽ nên hỗ trợ cho công việc.
Lúc đầu mất 10 tháng trời đọc bản vẽ và đào tạo lại cho kỹ sư trẻ mới về cùng làm việc. Sau đó ông đi làm dự án và xây dựng nhà. Đến nay ông là người xây nhà nhiều nhất VN.
Đoạn đường lập nghiệp rất khó khăn gian khổ. Phải trả qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn. Nhưng hiện nay tự hào Him Lam giàu nhất.
Him Lam là doanh nghiệp làm từ thiện nhiều nhất Vietnam. Him Lam từ trước đến nay trích ra gần 1000 tỷ làm từ thiện xã hội. Him Lam xây 45 trường làm từ thiện và toàn trường đạt chuẩn Quốc Gia. Tôi đã cam kết đến năm 2015 xây tặng Vietnam mỗi tỉnh thành 1 trường đạt chuẩn Quốc Gia.
Hiện tôi chiếm 99% CP của Him Lam. Và Him Lam chiếm hơn 30% CP của Ngân hàng Liên Việt. Tôi khẳng định Liên Việt có nhiều thành công hơn là tiền. Tôi thấy Tiên Phong Bank khó phát triển lắm vì những người trong đó không làm vì họ. Tiên Phong không bao giờ đuổi kịp Liên Việt. Về thương hiệu tôi ko biết Tiên Phong Bank có cách làm gì nhưng Liên Việt tôi có cách làm riêng.
Tôi không đánh giá cao Tiên Phong Bank, còn tôi nói FPT là doanh nghiệp số 1 Vietnam vì họ đang nắm giữ đội ngũ cán bộ trí thức số 1 Vietnam.
Trước nay chúng tôi chắc đã đền bù khoảng 30 ngàn hộ dân ở TpHCM và chưa có khiếu kiện gì. Đó là thành công của chúng tôi chứ giàu nhất chả phải thành công mặc dù giàu nhất thì cũng quan trọng. Đấy là cái bài học mà chúng tôi phân tích.
(?) Anh Châu đặt câu hỏi: Anh tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thế nào để thành công từ bất động sản sang ngân hàng?
Kiến thức lãnh đạo cao nhất là kiến thức chuyên môn ít nhất, kiến thức xã hội phải nhiều nhất. Về lãnh đạo ngân hàng thì dễ hơn. Những kiến thức về lãi suất liên quan ngân hàng là cơ bản đã được học. Tính xã hội người lãnh đạo ngân hàng cao, đạo đức phải cao. Chúng ta biết người đi vay làm sai mà vẫn cho để họ bị vào tù thì không phải là đạo đức của người làm ngân hàng.
1)Tính kỷ luật: gồm tuân thủ và phục tùng. Tuân thủ quy định và cấp dưới phải phục tùng cấp trên
2) Tính sáng tạo: tạo ra nền tảng để anh em mạnh dạn đưa đề xuất, giải quyết mọi vấn đề
3) Tính nhân bản: trách nhiệm với đồng nghiệp, với xã hội và với chính mình
Còn để điều hành các công việc thì ông thành lập các hội đồng chuyên môn để xử lý.
(?) Ông chọn người thế nào trong quá trình xây dưng Liên Việt?
Tôi chọn ngẫu nhiên (những người khác) và tất nhiên (những người góp vốn lớn nhất vào Bank thì được ngồi trong HĐQT). Liên Việt áp dụng mô hình quản trị duy nhất ở Vietnam: HĐQT điều hành ngân hàng. Điều hành tới cả những hoạt động nhỏ nhất. HĐQT có 6 thành viên mỗi người phụ trách một mảng
Chọn ngừoi mang tính ngẫu nhiên, từ bạn bè quen biết. Tất nhiên những ngừoi góp vốn lớn sẽ là thành viên HDQT. Ông là chủ tịch HDQT, 1 người khác là GĐ, nhưng ông thấy được người này không thể làm tốt sau 1,5 năm. SAu đó viêc điều hành do cả hội đồng thực hiện. 6 thành viên thường trực mỗi người một mảng.
(?) Cách xây dựng thương hiệu của Liên Việt?
Mục tiêu và đối tượng để xây dựng thương hiệu? Nâng tầm doanh nghiệp, tạo sự uy tín để thu hút
Với đối tượng toàn xã hội thì chúng tôi thông qua các phương tiện truyền thông. Đối tượng thứ 2 là các bác lãnh đạo đất nước thì chúng tôi thông qua phương tiện làm từ thiện. Thương hiệu Liên Việt được xây dựng qua các chương trình từ thiện xã hội, đó là điều khác với các đơn vị kinh doanh khác.
Liên Việt đã xoá 23 ngàn căn nhà dột nát của tỉnh Bắc Giang. Ở Vietnam thì giai cấp công nhân với nông dân làm chủ nên họ phải thích mình thì mình mới làm việc được nên mình phải lấy lòng họ.
Vietnam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên nhiều chính sách nhà nước phát triển hết nên mình phải khôn khéo. Tiên Phong tôi thấy hoàn toàn đi theo Kinh tế thị trường còn chúng tôi vẫn đi theo định hướng XHCN nên tận dụng những chính sách của nhà nước mà có thể phục vụ được cho mình. Sử dụng nguồn lực của nhà nước để phát triển mới khôn ngoan.
Cái quan trọng nhất của doanh nghiệp là lãnh đạo phải nhìn được tiềm năng của mỗi nhân viên để bố trí cho hợp lý. Ai cũng dùng được hết.
Mục tiệu xây dựng thương hiệu: Nâng tầm thương hiệu, uy tín, thu hút. 2 đối tượng: xã hội, nhờ truyền
(?) Làm sao luôn giữ phong độ để giữ được chất lượng công trình? 1 khách hàng của Him Lam.
Làm cho khách hàng như là cho mình, luôn nghĩ như vậy. Làm trung cư là làm cho người nghèo. Xuất thân của ông từ người nghèo. Thứ 2 ông xác định, tất cả khách hàng đều nghèo hơn ông, và ông có trách nhiệm quan tâm. Coi các mảng điện nước là dịch vụ công ích phục vụ doanh nghiệp HIm Lam, không coi họ là các cty kinh doanh.
(?) Khó khăn 1 mất 1 còn mà Ông đã gặp phải?
Lúc doanh nghiệp phải bán nhà, bán đất, không ai cho mình vay, không ai chơi với mình. Chấp nhận vay lãi suất 5% tháng, hơn 3 lần so với mức 1,5%. Cơ sở vay là những thương vụ có lợi trên 300%. Liều lĩnh nhưng phải có cơ sở, có kiến thức.
Sau này không còn khó khăn gì nhiều. Tiếp tục đi theo định hướng xhcn, nhờ bạn bè hỗ trợ.
XHCN ở đây, anh Châu chia sẻ: Nhận bằng khen phát triển Đảng
Liên Việt đã cho vay hơn 10 ngàn hộ dân nghèo ở DBSCL. Liều nhưng vẫn có căn cứ.
Tôi luôn làm và kinh doanh theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"
- Người nghèo không còn nghèo nữa
- Hữu sản hóa tư liệu sx người lao động
Quay lại câu chuyện lập nghiệp, không phải bắt buột phải có chuyên môn. Cái quan trọng là ý tưởng và sự liều lĩnh. Ông chủ Phở 24 không xuất phát từ người nấu phở. Và cần phải có hỗ trợ để biến ý tưởng thành sự thật. Có những quỹ đầu tư mạo hiểm.
Tất cả ý tưởng mọi người cộng vốn và thương hiệu HIm Lam. Him Lam sẵn sàng phối hợp với người FPT để làm giàu.
(?) Him lam có phải là công ty gia đình trị không?
Không. Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình tôi là người quyết định thôi. Và người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai tôi! Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng Chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi.
(?) Con trai của ông hiện nay bao nhiêu tuổi?
3 tuổi rưỡi.
(Lúc này khán phòng cười ồ và vỗ tay).
Tuy nhiên tôi đã đào tạo và chuẩn bị sẵn 1 hệ thống cùng điều hành Him Lam - sẽ đến khi con trai tôi trưởng thành và tự điều hành được Him Lam.
(?) Ông có thể chia sẻ thất bại lớn nhất trong cuộc đời ông là gì?
Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ toàn thấy thành công may mắn trong cuộc đời các bạn ạ (Khán phòng lại thêm một lần ồ lên).
Việc tôi thua lỗ khi đi buôn xoài, bán nhà cửa và vay tiền nặng lãi để kinh doanh, tôi không xem đó là THẤT BẠI mà là MAY MẮN. Nếu không có sự việc đó, thì không thể có Minh Him Lam ngày hôm nay.
(?) Điều sợ hãi nhất của ông là gì?
Các đây 10 năm tôi bắt đầu chơi Golt, nếu không chơi golt thì chắc tôi cùng Him Lam đã ngỏm rồi. Và hiện nay điều sợ hãi của tôi là "không xuống lỗ được" :D
(?) Him Lam kinh doanh nhưng ngành nghề nào là chủ yếu?
Him Lam hoạt động trong 3 lĩnh vực: Bất động sản, tài chính và phát triển nguồn nhân lực. TRong đó mỗi lĩnh vực sẽ đi theo thương hiệu riêng chứ không cùng nhau. Và tôi cũng có trao đổi góp ý với anh Châu. FPT cũng nên như thế. Những gì gắn với công nghệ thì dùng "FPT" thôi, còn những cái khác nên làm riêng.
Về phát triển nguồn nhân lực, ngoài công ty bảo vệ (hiện nay có khoảng 1000 người), Him Lam tập trung vào việc đào tạo lao động xuất khẩu. Vì Việt Nam có 2 nguồn tài nguyên lớn là đất đai và con người. Đất đai thì Him Lam có công ty bất động sản rồi, con người thì hiện nay lao động trẻ của VN còn rất lớn. Trong 10 - 15 năm nữa là thời điểm lao động VN tối ưu, chúng tôi có chiến lược đầu tư và đào tạo. Điều đặc biệt, giai đoạn cuối của đào tạo lao động sẽ được đào tại tai chính quốc gia họ sẽ làm, như thế sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu về chất lượng lao động tại quốc gia đó.
(?) Vậy có phải ông nhắm vào nguồn lực nông thôn hiên nay?
Đúng thế! Và trong 10 - 15 nữa, lao đông VN sẽ xuất khẩu hầu hết các nước khác. Tỷ lệ lợi nhuận này không hề thấp. Và chúng tôi tạo việc làm cho rất nhiều lao động.
(?) Anh Minh quê ở Bắc Ninh. Em cũng là người cùng quê anh. Em về Bắc Ninh thì thấy 1 tòa nhà Him Lam rất to ở vị thế có thể nói là đẹp nhất Bắc Ninh. Tuy nhiên em không thấy Him Lam kinh doanh hay hoạt động gi ở Bắc Ninh. Tại sao anh không đặt trụ sở ở Bắc Ninh như ngân hàng Liên Việt ở Hậu Giang?
Vì Bắc Ninh không có gì để kinh doanh cả. Tôi cũng yêu quê, và xây tòa nhà Him lam ở Bắc Ninh vì cũng muốn lưu dấu ấn ở đấy. Nhưng làm kinh tết là làm kinh tế, ở đâu có lợi nhuận thì là, không gắn với yêu quê được.
Nếu Bắc Ninh sáp nhập với Hà Nội thì sao?
Thị địa phận mới của HN đấy Him Lam cũng không đầu tư, vì đơn giản là không có lợi nhuân.
(tuy nhiên chia sẻ sau đối thoại này, thì được biết Him Lam có khoảng 1000 người quê Bắc Ninh đang làm việc, và hơn 1 nửa trong đó có nhà cửa tại thành phố lớn này)
(?) Đọc tóm tắt một trong các cương lĩnh của ngân hàng Liên Việt có một câu là "Nhân viên ngân hàng Liên Việt sống vì lương, giàu vì thưởng, phát triển cùng Liên Việt ngân hàng". Ông có thể chia sẻ tiêu chuẩn "giàu" của ông?
Với tôi nghĩ, tiền có thể có nhiều tiền.. khó đo. Tôi chọn đó là "mỗi nhân viên ngân hàng Liên Việt phải có nhà". Và tiêu chuẩn đầu tiên của tôi là nhân viên mua được nhà. Tôi là chủ Him Lam và chủ ngân hàng Liên Viêt, nhân viên của ngân hàng có thể có nhà.. ngân hàng và Him lam sẽ giải quyết việc đó.
(?) Cuộc đời là vô thường.. vì con người trên cuộc đời cũng chỉ như hạt cát. Ông có nghĩ là việc chỉ độc truyền cho con trai ông Him Lam có thể có những rủi ro ngoài dự kiến (xin lỗi ông, tôi chỉ muốn điều vô thường của cuộc sống thôi)
Bạn không cần xin lỗi. Tôi hiểu. Tôi đã nghĩ về việc này. Chính vì cuộc đời là vô thường nên tôi đã làm những điều tôi có thể bình thường trong cuộc sống. Vì đơn giản, tôi quyết định những gì về tôi và gia đình tôi.
(?) Ông thấy quản lý Him Lam và Ngân hàng Liên Việt, việc nào khó khăn hơn?
Việc nào với tôi cũng như nhau cả. Nhưng Liên Việt bây giờ chưa tin được, dù đã có hội đồng 10 người, nhưng tôi chưa yên tâm hoàn toàn. Bây giờ nó chưa phải là tốt, nhưng rồi sẽ tốt. Tôi sẽ từ từ giải quyết.
(?) Trước khi gặp ông, tôi tìm hiểu về giá trị cốt lõi của Him Lam.. trên các phương tiện truyền thông.. tất cả đều không có. Vừa rồi tôi có nhận được chia sẻ về giá trị cốt lõi của Him Lam.. là Dương Công Minh..?
Đúng :) (ông trả lời và nhẹ nhàng cười). Vì Him Lam là một tay tôi làm nên, từ tiền của tôi vay nặng lãi, từ cái đầu của tôi, từ tính cách của tôi. Mỗi sản phẩm Him Lam - từng căn nhà chung cứ - là do chính tay tôi xem bản vẽ, thi công.
Khi tôi thiết kế, xây dựng một căn nhà.. nó phải đạt 1 chuẩn mực mà tôi luôn đặt ra cho mọi sản phẩm của mình, đó là "Căn nhà đó tôi có thể sống trong đó mà vẫn thoải mái" - cho dù bây giờ tôi đang ở 1 căn nhà - không thể tốt hơn, thì khi tôi vào sống trong bất cứ căn hộ chung cư hay căn nhà nào của Him Lam xây, tôi đều thấy thoải mái.
(?) Vậy Him Lam có biện pháp nào để tránh bán nhà cho các "nhà đầu cơ"
Tại sao tôi phải chống? Nói đúng hơn nên dùng các từ "nhà đầu tư" chứ "nhà đầu cơ", và tất cả các sản phẩm của Him Lam đều được chào bán công khai minh bạch trên thị trường, không thông qua kênh tiêu chuẩn nào. Mọi người đề có quyền mua nhà của chúng tôi. Và các nhà đầu tư cũng là một trong các khách hàng của chúng tôi. Đơn giản là tôi cho xây những căn chung cư, nhà đúng tiêu chuẩn và tôn trọng khách hàng sẽ ở trong đó.
Phần còn lại, hãy để nó đi theo đúng quy luật thị trường của nó.
Buổi chia sẻ kết thúc vì đã gần 9h tối..
Cám ơn các bạn đã cùng tôi chia sẻ hơn 2h qua. Tôi cũng ghi nhận trong các câu hỏi của các bạn, sẽ có những điều về tôi sẽ suy nghĩ thêm. Các bạn đã gợi ý và mở cho tôi thêm được một số điều bổ ích.
Hoa thì nên để nữ tặng cho anh chứ nhỉ.. Anh Hoàng Minh Châu vừa ấn hoa cho anh Minh vừa hóm hỉnh
Tặng sách Đồng Đội - sau khi BTC lùng sục thì đây quyền duy nhất còn lại ở FPT HCM, được bảo quản kỹ trong tủ phòng chị ThanhTT ưu ái lấy ra dành tặng anh Minh
Anh Minh lần đầu nói chuyện trước đám đông mà vẫn thuyết phục, làm anh Thắng (Nguyễn Đình Thắng - UV HĐQT Ngânn hàng Liên Việt) thất nghiệp cả buổi rồi.
Thứ Ba, tháng 11 30, 2010
Free Useful Apps
Thứ Bảy, tháng 11 06, 2010
Vinashin: "Nóng rẫy" bài học quản trị doanh nghiệp
Trong những ngày qua, vụ việc vỡ nợ của Vinashin đã thu hút sự quan theo dõi đặc biệt của nhiều tầng lớp công chúng khắp cả nước. Tin tức liên tục cập nhật trên báo đài cũng như những nhận định, phân tích của các thành viên chính phủ, Quốc hội và những nhà nghiên cứu/chuyên gia độc lập đã gióng lên những hồi chuông báo động về sự buông lỏng của các cấp quản lý nhà nước và bản thân tập đoàn Vinashin.
Sự việc trở nên nghiêm trọng đến nỗi đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đề nghị "bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan" cùng với việc "lập ủy ban lâm thời" phục vụ việc điều tra, đồng thời "đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra" (Báo Tuổi trẻ ngày 02/11/2010).
Vấn đề quản trị và quản lý công ty một lần nữa cần được xem xét lại. Bài viết sau đây sẽ đề cập những nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp mà Vinashin đã vi phạm để từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các tập đoàn/công ty và các trường đại học Việt Nam.
Phân biệt giữa quản trị và quản lý
Có thể nói thuật ngữ quản trị/kỹ trị dường như khá mới mẻ ở Việt Nam. Riêng với các cấp nhà nước, thuật ngữ "quản lý nhà nước" thường xuyên được sử dụng với ngụ ý bao gồm các vấn đề liên quan đến quản trị, quản lý, điều hành và lãnh đạo.
Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết và phân định rõ ràng giữa quản trị và quản lý nên việc áp dụng vào thực tế đã gây ra nhiều sự nhầm lẫn và lẫn lộn đáng tiếc. Mặc dù quản trị và quản lý có sự gần gũi và tương tác nhưng có thể thấy sự khác biệt khá rõ.
Theo Gallagher (2002, trang 2), "quản trị là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết định, chịu trách nhiệm trước cộng đồng xã hội về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý", trong khi đó "quản lý nhằm đạt được kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả".
Điều này có nghĩa là quản trị là hoạch định đường lối chính sách, định hướng đầu tư lớn, giám sát việc thực hiện và "chịu trách nhiệm trước cộng đồng xã hội về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả" trong khi quản lý là điều hành và thực thi công việc hàng ngày "nhằm đạt được kết quả mong đợi".
Một khi hiểu đúng được sự khác biệt này thì vai trò và trách nhiệm của cơ quan/cá nhân phụ trách các cấp nhà nước và công ty sẽ được minh định rạch ròi, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng "đá lộn sân" và không cấp nào chịu trách nhiệm khi sự việc xảy ra.
Các nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp
Theo tài liệu của tổ chức OECD (2004, trang 17-25), quản trị doanh nghiệp (corporate governance) có 06 nguyên tắc cơ bản như sau:
1. Hoạt động minh bạch theo thị trường trong khuôn khổ của luật pháp, tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ qui định của Nhà nước.
2. Bảo vệ và hỗ trợ quyền lợi của cổ đông/người lao động.
3. Đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông, kể cả nhóm cổ đông thiểu số và nước ngoài.
4. Nhận thức quyền hạn của cổ đông do luật pháp xác nhận hoặc thông qua thỏa thuận giữa các bên, khuyến khích hợp tác năng động giữa các công ty và các cổ đông.
5. Đảm bảo thông báo chính xác tình hình các hoạt động liên quan của công ty, bao gồm tình tình tài chính, kết quả hoạt động, sở hữu và quản trị doanh nghiệp.
6. Duy trì định hướng chiến lược của công ty, tính hiệu quả trong điều hành của Ban Giám đốc công ty và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông.
Vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Vinashin
Ở Vinashin, việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp hoàn toàn không được xem trọng.
Đối chiếu với nguyên tắc thứ nhất (hoạt động minh bạch theo thị trường trong khuôn khổ của luật pháp, tuân thủ trách nhiệm & nghĩa vụ qui định của Nhà nước), có thể thấy bản thân ông Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT) "đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản.
Vinashin cũng vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước trong việc lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực"[1].
Điều ngạc nhiên là "Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước"[2].
Đối với nguyên tắc thứ hai, thứ ba và thứ tư (bảo vệ và hỗ trợ quyền lợi của cổ đông và người lao động), thực tế cho thấy các khoản nợ của Vinashin là rất lớn và mất khả năng thanh toán.
Con số thất thoát và nợ nần theo báo cáo trước đây của Chính phủ từ 86.000 tỉ đồng đã lên đến 120.000 tỉ đồng (Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình ngày 23/10/2010).
So với thiệt hại khoảng 5.000 tỉ đồng do lũ lụt lịch sử trong vòng 60 năm qua ở các tỉnh miền Trung mới đây thì con số nợ 120.000 tỉ đồng chỉ của Vinashin là cực lớn (gấp 24 lần) và rất bất thường. Ngoài ra, theo báo cáo thống kê, 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc; trên 5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương...[3] trong khi các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng[4]. Điều này cho thấy quyền lợi của người lao động bị bỏ mặc.
Riêng nguyên tắc thứ năm (đảm bảo thông báo chính xác tình hình các hoạt động liên quan của công ty, bao gồm tình tình tài chính, kết quả hoạt động, sở hữu và quản trị doanh nghiệp), trong những năm qua, "Vinashin đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước"[5].
Mặc dù vậy, việc phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng không được xử lý, ngăn chặn kịp thời, điển hình là "qua 11 lần thanh tra, kiểm toán cho thấy những sai phạm như đầu tư dàn trải tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản; sản xuất kinh doanh đình trệ; tình hình nội bộ diễn biến phức tạp"[6].
Đối với nguyên tắc thứ sáu (duy trì định hướng chiến lược của công ty, tính hiệu quả trong điều hành của Ban giám đốc công ty và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông), việc ông Phạm Thanh Bình được bổ nhiệm nắm giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐQT của tập đoàn là điều không bình thường.
Với quyền sinh sát trong tay, việc thao túng các hoạt động của tập đoàn là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, ông Phạm Thanh Bình đã còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, trái quy định của Đảng và Nhà nước.
Việc Vinashin từng "qua mặt" Chính phủ cho thấy các nguyên tắc quản trị và quản lý bị xem nhẹ từ cấp trên trực tiếp của Vinashin là Chính phủ và bản thân Vinashin.
Song song đó, việc 'Vinashin được sử dụng 300 triệu USD trái phiếu chính phủ để trả khoản nợ vay của ngân hàng Natixis (Pháp) đang khiến dư luận quan tâm: vì sao lại dùng trái phiếu quốc tế trả nợ cho Vinashin?
Vinashin còn nợ nước ngoài cụ thể bao nhiêu nữa? Những quyết định ưu ái này của Chính phủ đã tạo tiền lệ không tích cực[7]" cho việc "bảo kê" các hoạt động vốn không minh bạch và được ưu ái quá mức của của các tập đoàn nhà nước.
Để đảm bảo các hoạt động của các công ty trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, Deakin & Konzelmann (2003, trang 587) cho rằng "các công ty cần đảm bảo hoạt động theo nguyên tắc công khai, chịu trách nhiệm pháp lý và tuân theo qui luật thị trường phù hợp, tức chịu trách nhiệm không chỉ trước cổ đông mà còn trước lợi ích kinh tế xã hội nhằm bảo vệ cổ đông trước những biến động của thị trường khắc nghiệt".
Rất tiếc những sự việc xảy ra ở Vinashin cho thấy một bức tranh khác biệt hoàn toàn bởi "lợi ích kinh tế xã hội" không được xem trọng.
Trở lại bài học về khủng hoảng tài chính năm 2008
Vụ việc của Vinashin giúp chúng ta nhìn rõ hơn về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà đỉnh điểm là sự sụp đổ của các ngân hàng lớn ở Mỹ. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể nói vấn đề chính xuất phát từ lòng tham vô đáy của con người.
Do quá ham muốn lợi nhuận trước mắt, các ngân hàng đã bất chấp các nguyên tắc của quản trị, đầu tư vào quá nhiều rủi ro và cho vay quá mức làm nảy sinh các thị trường ảo và bong bóng bất động sản.
Việc chấp nhận phá sản để được Chính phủ Mỹ giải cứu là một tính toán hết sức khôn ngoan của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giải cứu này chỉ là biện pháp tình thế bởi Chính phủ Mỹ không thể dùng tiền thuế của dân để làm lợi và bao che cho một số nhóm lợi ích.
Vì vậy, ngày 21/7/2010 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức ký dự luật cải cách hệ thống tài chính. Theo đó, các hoạt động kiểm soát của Nhà nước được tăng cường nhằm siết chặt các hoạt động của các ngân hàng.
Dự luật trên sẽ đảm bảo tương lai cho người tiêu dùng Mỹ, giới ngân hàng và doanh nghiệp. Quan trọng hơn hết là luật cải cách này nhằm ngăn chặn các nguy cơ tương tư như nguy cơ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giúp nước Mỹ tránh được những thảm hoạ tài chính trong tương lai[8].
Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng khủng hoảng kinh tế/sụp đổ của hệ thống ngân hàng cũng như Vinashin là qui luật tất yếu để chuyển sang một hình thái phát triển mới.
Có thể thấy nhận định trên là không đúng và xa rời với nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp.
Giá như các ngân hàng ở Mỹ và Vinashin ở Việt Nam đừng quá hám lợi trước mắt và Chính phủ đừng quá nuông chiều và dung dưỡng thì sẽ không xảy ra tình trạng trên.
Minh bạch và chịu trách nhiệm trước xã hội và khách hàng chính là qui luật tất yếu và là nguyên tắc cơ bản mà các tập đoàn/công ty và ngân hàng cần phải ghi nhớ.
Bài học cho quản trị đại học Việt Nam
Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: trường đại học ngày nay có nên được quản trị theo mô hình doanh nghiệp? Câu trả lời là có bởi hầu hết các học giả về quản trị đại học tiên tiến trên thế giới đồng ý rằng xu hướng trường đại học hoạt động như một doanh nghiệp/công ty (để đảm bảo hiệu quả đầu tư) kết hợp với hương vị "cận thị trường" (để thích ứng với nền kinh tế thị trường nhưng tránh thương mại hóa) dưới sự hỗ trợ, giám sát và điều tiết của nhà nước là mô hình hoạt động tối ưu nhất của các trường trường đại học trên thế giới hiện nay.
Lược sử quản trị đại học phương Tây cho thấy hai nguyên lý cơ bản nhất của quản trị đại học là tự chủ thể chế (institutional autonomy) và chịu trách nhiệm xã hội/giải trình (social accountability).
Đây là hai nguyên tắc hết sức quan trọng, gắn kết chặt chẽ, tồn tại song song và không thể tách rời một trong hai bởi tự chủ mà không chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng vô tổ chức.
Ngược lại, chịu trách nhiệm xã hội và giải trình mà không có quyền tự chủ để thực thi thì sẽ gây ra tình trạng kìm hãm và trói buộc khả năng tự trị, một đặc tính tiêu biểu của trường đại học.
Để đảm bảo trách nhiệm xã hội và giải trình, trường đại học bắt buộc phải có hội đồng trường (đối với trường công) và hội đồng quản trị (đối với trường tư). Hội đồng trường theo đó sẽ là cơ quan quyền lực cao nhất, "người gác đền" quyết định các chính sách, định hướng phát triển và đầu tư lớn của nhà trường và sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và cấp trên đối với các hoạt động của trường.
Theo đó, hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng trường và là người quản lý, điều hành và thực thi các công việc hàng ngày trên cơ sở những định hướng chiến lược của Hội đồng trường đã đề ra.
Tuy nhiên, hiện nay, theo qui định của Điều lệ trường đại học năm 2003 và Điều lệ sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 9/2010 vừa qua, Hiệu trưởng lại không do Hội đồng trường bầu hoặc bổ nhiệm mà do Bộ Giáo dục- Đào tạo hoặc Bộ/ngành chủ quản bổ nhiệm.
Do không phải do Hội đồng trường bầu/bổ nhiệm nên Hiệu trưởng không chịu trách nhiệm trước hội đồng trường mà chỉ chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ/ngành/ địa phương chủ quản. Vì vậy, vô hình trung, hội đồng trường chỉ tồn tại trên danh nghĩa và không có thực quyền.
Thực tế cho thấy trong số 400 trường đại học cao đẳng Việt Nam hiện nay chỉ khoảng trên dưới 10 trường thành lập hội đồng trường nhưng đây không phải là hội đồng trường đúng nghĩa. Đáng buồn hơn là ở một vài trường, hội đồng trường lại do hiệu trưởng trả lương!
Một vấn đề nan giải hiện nay là ngay cả Điều lệ trường đại học sửa đổi năm 2010 cũng không qui định và giải quyết được là mối quan hệ, vai trò, quyền hạn giữa Hội đồng trường, Đảng ủy và Ban Giám hiệu nên việc thực thi các nguyên tắc của quản trị đại học ngày càng trở nên bế tắc.
Trong bối cảnh của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, nên chăng chọn lựa một số trường (trong số 15 cơ sở đại học trọng điểm) có tiềm lực thực mạnh và giao quyền tự chủ đúng nghĩa cho các trường.
Hai đại học quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM trực thuộc Chính phủ và trên thực tế có nhiều quyền tự chủ hơn các trường khác trong hệ thống giáo dục đại học nhưng tại sao cho đến nay vẫn chưa nằm trong nhóm 200 trường đại học hang đầu thế giới là một câu hỏi rất lớn cần phải trả lời.
Phải chăng hai nguyên tắc cơ bản của quản trị đại học chưa được hiểu và thực thi một cách đúng đắn và triệt để? Có thể nói việc xây dựng 04 trường đại học "đẳng cấp quốc tế" ở Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu nếu hai nguyên tắc cơ bản nhất của quản trị đại học không được hiểu và xem trọng đúng mức.
Kết luận
Quản trị công ty và quản trị đại học nhìn chung có một số nét tương đồng. Việc quản trị và quản lý, tuy nhiên, đòi hỏi phải theo những nguyên tắc cơ bản của từng loại hình như đã đề cập để có thể tránh được những sụp đổ đáng tiếc có thể xảy ra. Bài học Vinashin, một lần nữa, vẫn còn nguyên giá trị nóng hổi.
[1] http://www.tin247.com/chu_tich_hdqt_lai_vinashin_den_bo_vuc_pha_san!-3-21614715.html
[2] http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201044/20101025000814.aspx
[3] http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201044/20101025000814.aspx
[4] http://www.tin247.com/chu_tich_hdqt_lai_vinashin_den_bo_vuc_pha_san!-3-21614715.html
[5] http://www.tin247.com/chu_tich_hdqt_lai_vinashin_den_bo_vuc_pha_san!-3-21614715.html
[6] http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201044/20101025000814.aspx
[7] http://dantri.com.vn/c20/s20-424633/vinashin-khoan-no-300-trieu-usd-o-dau-ra.htm
[8] http://www.vtca.vn/TabId/70/ArticleId/3765/PreTabId/66/Default.aspx
Tác giả: TS. Đào Văn Khanh, Trường Đại học Cần Thơ
Thứ Năm, tháng 9 23, 2010
Thứ Tư, tháng 9 22, 2010
Thứ Bảy, tháng 9 11, 2010
Thứ Tư, tháng 9 01, 2010
Thứ Bảy, tháng 8 21, 2010
Thứ Tư, tháng 8 04, 2010
Thứ Tư, tháng 7 28, 2010
Tồn kho bao nhiêu là đủ?
Trữ hàng thế nào để vừa giảm được chi phí, vừa đảm bả0 khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng?
Tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng của doanh nghiệp, vì đó là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số tồn kho cũng cho thấy nhiều vấn đề.
Hai mặt của tồn kho
Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, khi doanh nghiệp ngành đường tồn kho gần 100.000 tấn, ngành than khoảng 4,2 triệu tấn, giấy 15.000 tấn, tồn kho phôi thép và thép thành phẩm trên 400.000 tấn… cũng là lúc hàng loạt nhà máy của các doanh nghiệp như Thép Vạn Lợi, Giấy Bãi Bằng, nhà máy supe-photphat Lâm Thao phải tạm ngưng hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất. Không ít doanh nghiệp lao đao do không bán được hàng, thiếu tiền thanh toán nợ.
Không chỉ thế, tồn kho lớn đã kéo theo những ảnh hưởng về giá. Sau một thời gian tăng giá mạnh, từ giữa tháng 12.2009, giá đường đã bắt đầu giảm. Hiện giá đường trắng loại I tại kho chỉ còn 14.300-15.100 đồng/kg so với mức 18.000-19.000 đồng/kg trước đó. Tình trạng hàng tồn kho quá lâu cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời…
Tồn kho lớn cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới xử lý hết hàng tồn. Các doanh nghiệp thủy sản gần như đã dành trọn năm 2009 để xử lý hàng tồn kho ứ đọng của năm trước. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu hay sản xuất thành phẩm. Kết quả là khi các đơn hàng xuất khẩu thủy sản tăng trở lại, Công ty Chế biến Xuất khẩu Cái Đôi Vàm (Cadovimex - Cà Mau), Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Giá Rai (Bạc Liêu) đã chật vật tìm kiếm nguồn cung ứng. Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn không tìm đủ nguồn hàng. Hiện các cơ sở đành chấp nhận sản xuất ở mức 40-60% công suất và tiếc rẻ nhìn cơ hội đi qua.
Trong khi đó, nhờ lượng tồn kho giá rẻ và nắm bắt xu thế thị trường mà Thép Việt Ý, Tập đoàn Hoa sen, Hữu Liên Á Châu… đã đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý III/2009 đột biến, tăng 100-200% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rõ ràng, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề và không phải tồn kho thấp là tốt hay tồn kho cao là xấu. Vấn đề ở chỗ mức tồn kho như thế nào là hợp lý?
Như thế nào là hợp lý?
Ông Nguyễn Phan Xuân Thủy, Giám đốc Công ty Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát, nhận xét: “Thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng”.
Về nguyên tắc, tồn kho càng ít càng tốt, như phương châm của hệ thống quản lý hàng tồn kho Just In Time (JIT) là “chỉ sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm”. Tuy nhiên, mô hình JIT chỉ hiệu quả đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Còn đối với những doanh nghiệp dựa vào mùa vụ, cần đầu vào ổn định, muốn tranh thủ cơ hội từ khan hiếm hàng hóa thì việc dự trữ tồn kho lại rất cần thiết. Để biết mức tồn kho thế nào là hợp lý, các doanh nghiệp cần:
1. Nắm bắt nhu cầu
Đó là việc tập hợp các số liệu (cả số lượng lẫn giá trị) về lượng hàng bán ra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết… Đồng thời, cùng với việc quan sát động thái thị trường, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai.
Trong đó, tính toán tồn kho thực tế đòi hỏi nhiều công sức nhất. Chẳng hạn, muốn kiểm kê nhanh số lượng tồn kho, doanh nghiệp cần phân loại mặt hàng, đánh dấu ký tự, xem xét phiếu nhập kho cũng như tiến hành kiểm tra xem hàng nào còn tốt, hàng nào đã hao mòn hay hư hỏng.
Ngoài ra, việc xác định giá trị hàng tồn kho cũng không đơn giản. Vì ngoài việc xác định giá vốn, giá thị trường, giá trị thực tế của hàng tồn, doanh nghiệp phải tính cả chi phí tồn kho.
Giá tồn kho nguyên vật liệu (hàng phải mua) = giá mua trên hóa đơn + chi phí mua hàng (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, hao hụt, công tác phí, dịch vụ phí…) + thuế - chiết khấu thương mại, giảm giá.
Giá tồn kho thành phẩm (hàng sản xuất) = giá nguyên vật liệu + chi phí lao động + chi phí sản xuất.
Chi phí tồn kho = chi phí tồn trữ (chi phí bảo quản, chi phí vốn, chi phí khấu hao…) + chi phí đặt hàng.
Trong đó, chi phí tồn trữ = lượng dự trữ bình quân x chi phí dự trữ bình quân; chi phí đặt hàng = số lần đặt hàng trong năm x chi phí mỗi lần đặt hàng.
2. Hoạch định cung ứng
Ngoài việc phân tích và dự đoán nhu cầu tiêu thụ, doanh nghiệp cần đánh giá công suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) từ đối tác. Nếu các yếu tố trên đều theo hướng thuận lợi và doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường không nhiều biến động thì họ chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi (Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo, giá cao su tự nhiên sẽ tăng thêm 30% trong năm 2010 do nhu cầu hồi phục kinh tế toàn cầu) hay cục diện cung cầu biến chuyển (theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2010, cung thép Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần sức cầu) thì việc tồn kho phải được tính toán kỹ.
3. Tính toán lượng đặt hàng
Trên cơ sở nắm bắt và dự đoán cung cầu hàng hóa, doanh nghiệp có thể tính toán lượng tồn kho cần thiết. Hiện có hai mô hình để doanh nghiệp tính toán dự trữ hàng tồn kho:
Mô hình EOQ: Doanh nghiệp sẽ tính được lượng hàng phù hợp cho mỗi lần đặt hàng và cứ đến lúc nào cần thì cứ đặt đúng số lượng đó. missing image file
Trong đó, Q là lượng hàng cần đặt, D là nhu cầu hằng năm, S là chi phí mỗi lần đặt hàng, H là chi phí tồn trữ.
Mô hình POQ: Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, nhưng muốn nhận từ từ, vừa nhận vừa sử dụng. Khi đó, công thức tính lượng hàng cần đặt là:
Q = [2DSp] / [(p-d)H]
Trong đó, D là nhu cầu hằng năm, S là chi phí mỗi lần đặt hàng, H là chi phí tồn trữ, p là lượng hàng mỗi lần nhận, d là lượng hàng cần sử dụng.
4. Xác định thời điểm đặt hàng
Về lý thuyết, tính toán thời điểm đặt hàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
Thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng: Nếu thời gian này kéo dài (do nhà cung cấp hoặc công ty vận chuyển chậm trễ), doanh nghiệp phải tính trước để không bị động. Nghĩa là doanh nghiệp cần dự trù lượng hàng sẽ bán được trong thời gian chờ đợi và cả hàng cần dự phòng trong trường hợp rủi ro (mức tồn kho tối thiểu).
Nhu cầu nguyên vật liệu: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi từng ngày. Và nhu cầu của các bộ phận sản xuất cũng thay đổi theo lịch trình sản xuất. Do đó, nếu đặt hàng không đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu.
Tóm lại, để chủ động nguồn hàng nhưng vẫn không bị thua lỗ từ tồn kho lớn, các doanh nghiệp cần duy trì mức dự trữ vừa phải, biết xác định thời điểm đặt hàng, ưu tiên dự trữ những mặt hàng bán chạy. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhờ phần mềm kế toán hàng tồn kho hỗ trợ các công đoạn thu thập dữ liệu để có thông tin chuẩn xác hơn cho công tác dự báo.
80/20 trong quản lý dòng tiền
Nguyên tắc 80/20 phải được xem xét một cách linh hoạt. Bởi lẽ, một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền.
80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này, doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được dòng tiền.
Cuộc khủng hoảng kinh tế càng khẳng định tầm quan trọng của dòng tiền. Từ chỗ quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận, giờ đây các doanh nghiệp bắt đầu ý thức về tình trạng khá phổ biến là “kinh doanh có lời nhưng lại mất khả năng thanh toán”. Thực tế, việc quản lý dòng tiền không phải là chuyện đơn giản. Nhiều công ty cố gắng liệt kê tất cả khoản thu chi và tìm biện pháp dự báo, tăng thu, giảm chi đối với từng khoản mục. Điều này tốn nhiều nguồn lực, cả về con người lẫn thời gian, trong khi kết quả chưa chắc đã thật tốt. Nguyên nhân là người thực hiện luôn chìm ngập trong hàng núi chi tiết nhỏ và tốn nhiều thời gian cho những việc không mấy quan trọng.
Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng quy tắc 80/20 trong việc quản lý dòng tiền. 80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này, doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được 80% dòng tiền. Đây là cách làm đảm bảo hiệu quả trong khi lại không cần phải huy động nhiều nguồn lực cho việc lập kế hoạch và theo dõi.
80% dòng tiền đến từ đâu?
Đừng vội liên tưởng ngay đến các khách hàng lớn. Doanh thu chỉ mới nói lên một khía cạnh của dòng tiền. Dòng chi ra cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn vì cấp quản lý ít quan tâm đến vấn đề này. Thông thường, dòng tiền thu - chi đến từ 3 khoản mục lớn: tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu. Khoản phải trả liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của bộ phận cung ứng - mua hàng. Khoản phải thu là trách nhiệm của bộ phận kinh doanh, còn tồn kho là sự phối hợp giữa bộ phận sản xuất và kinh doanh.
Phải trả là các khoản thanh toán cho nhà cung cấp đầu vào của công ty. Thời gian phải trả, tức thời gian nợ nhà cung cấp, càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền. Ví dụ, bộ phận cung ứng đã đàm phán kéo dài được thời gian thanh toán thêm 15 ngày với một nhà cung cấp lớn, nhờ đó làm giảm đáng kể áp lực chi tiền mặt cho công ty. Nếu bộ phận tài chính chậm nắm bắt điều này, sẽ dẫn đến việc duy trì quá nhiều tiền mặt hơn mức cần thiết và gây lãng phí, gia tăng chi phí sử dụng vốn.
Ví dụ trên cũng cho thấy sức mạnh của nguyên tắc tập trung vào những khoản mục chính yếu. Bộ phận cung ứng chỉ đàm phán thành công với một nhà cung ứng, nhưng lại là nhà cung ứng lớn chiếm đến 30% đầu vào của công ty chẳng hạn. Rõ ràng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng đem lại hiệu quả tích cực. Ngược lại, có lẽ phải kiên trì đi đàm phán với hàng chục nhà cung cấp nhỏ mới tạo được kết quả tương tự. Liệu điều này có dễ dàng? Cũng còn tùy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu công ty bạn chỉ là một khách hàng nhỏ của nhà cung cấp thì họ cũng đâu có thêm lợi ích khi phải suy nghĩ để điều chỉnh phương thức thanh toán có lợi cho bạn.
Ngược lại với khoản phải trả, khoản phải thu là phần doanh thu khách hàng mua chịu của công ty. Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng lơi lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số. Điều này dẫn đến doanh thu cao, nhưng khả năng tiền mặt kém do thời hạn trả chậm bị kéo dài. Việc áp dụng quy tắc 80/20 đối với khoản phải thu cũng tương tự như khoản phải trả. Nếu bộ phận kinh doanh điều chỉnh chính sách bán hàng trả chậm đối với 20% số lượng khách hàng nhưng chiếm đến 80% doanh số thì dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Một lần nữa, có thông tin kịp thời từ bộ phận kinh doanh sẽ giúp bộ phận tài chính có sự ứng phó phù hợp.
Lượng hàng tồn kho liên quan đến trách nhiệm của bộ phận sản xuất và kinh doanh. Bộ phận sản xuất sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tính toán trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết cho quy trình sản xuất. Bộ phận kinh doanh thì phải đảm bảo lượng thành phẩm trong kho đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty nào cũng muốn duy trì được lượng tồn kho vừa đủ, nhưng rà soát theo nguyên tắc 80/20 có thể thấy một thực tế trái ngược. Đó là sẽ có những mặt hàng đem lại doanh thu ít nhưng tồn kho nhiều. Hay có một vài khâu sản xuất nào đó đang duy trì lượng bán thành phẩm, nguyên liệu quá cao so với các khâu còn lại. Vì thế, việc tinh gọn những hạng mục chiếm tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể.
Linh hoạt là chìa khóa
Nguyên lý 80/20 luôn phải được xem xét một cách linh hoạt. Một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ, nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền nếu không được lường trước. Từ chỗ nằm trong 20% ít quan trọng, khoản mục đó có thể thay đổi vị trí để trở thành 80% chính yếu. Thường gặp nhất là trường hợp công ty quyết định đầu tư tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản tài chính.
Ví dụ, một công ty thương mại trước giờ đầu tư tài sản hằng năm chỉ bao gồm những thiết bị văn phòng, nay quyết định thay văn phòng đang thuê bằng việc mua lại một tòa nhà văn phòng khác. Giá trị khoản đầu tư có khi gần bằng doanh thu cả năm của công ty. Khi đó, thay vì tập trung rà soát các khoản mục lưu động, công ty nên dành nguồn lực để lên kế hoạch dòng tiền chi tiết nhằm đáp ứng hạng mục mới phát sinh này. Ngược lại, nếu chậm trễ trong dự báo, công ty có thể sẽ mắc kẹt trong bẫy thanh khoản. VIệc đầu tư vẫn phải tiến hành, còn tiền thì không đủ. Hoặc Công ty phải chia sẻ nguồn lực, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh chính.
Thứ Hai, tháng 7 26, 2010
Làm sao biết tài chính doanh nghiệp lành mạnh?
Tài chính doanh nghiệp có thực sự minh bạch như các bản báo cáo? Câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty mà chỉ quan tâm đến việc chia lợi nhuận, cổ tức.
Các nhà đầu tư thường truy vấn lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính của doanh nghiệp là “Tình hình tài chính doanh nghiệp ra sao?” Đây là câu hỏi thường gặp nhưng không dễ trả lời.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng minh bạch tài chính
Tình hình tài chính doanh nghiệp, nói một cách chung nhất, là tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp… được thể hiện, lượng hóa qua những chỉ số tài chính khô khan về tài sản, vốn lưu động, các khoản phải thu, phải trả, nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận… của Công ty tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, tình hình tài chính Công ty còn phải đề cập đến sức mạnh tài chính của Công ty qua giá tri tổng tài sản, nguồn vốn khấu hao, lượng tiền mặt bình quân. Các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp thường quá quen thuộc với việc đọc, hiểu, phân tích các bằng báo tài chính như báo cáo thu nhập, bảng tổng kết tài sản và bảng ngân lưu. Đây là công việc thường xuyên mà kế toán trưởng phải thực hiện mỗi dịp tổng kết quý, 6 tháng hay kết thúc 1 năm tài chính.
Nhà đầu tư, ngoài việc nhận được các báo các thường kỳ của doanh nghiệp còn được cung cấp các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán đọc lập. Trong đó, ngoài các thông số tài chính thông thường như đã nếu trên, còn được các kiểm toán viên đi sâu vào chi tiết các khoản mục lớn về tài sản, các khoản phải thu, phải trả, danh sách các tài sản cố định lớn, giấy tờ pháp lý của các tài sản đó, tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tài chính, các khoản lợi nhuận và tỉ lệ phân bố vào các qúy, cơ cấu nhân sự HĐQT và tỉ lệ vốn góp… Tóm lại, có rất nhiều chi tiết về tình hình tài chính doanh nghiệp được diễn giải một cách hệ thống, trong sáng và minh bạch theo các chuẩn mực kế toán được công nhận theo hệ thống chuẩn quốc gia và quốc tế.
Vấn đề còn lại là: cổ đông có được tiếp cận một cách dễ dàng với các tài liệu tài chính của doanh nghiệp và doanh nghiệp có sẵn sàng chịu chi phí để thuê kiểm toán độc lập bên ngoài hay không? Theo quan sát của người viết, ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc minh bạch tài chính doanh nghiệp của mình. Có ít nhất 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng (phổ biến) này. Đó là “‘ Tâm lý “phòng thủ” của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (thuế vụ, công an, quản lý thị trường…). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khiến các chủ doanh nghiệp phải dè chừng đối thủ, quyết không khai báo “nội tình” của doanh nghiệp cho công chúng đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.
Một cách khách quan, hệ thống khai báo thuế và chính sách thu thuế của ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế thường bị “giao” chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều chuyên viên phụ trách thuế ép doanh nghiệp, bóc tách các chi phí hợp lý hợp lệ để “tận thu”.
Điều này, về mặt chính sách thu thuế là không sai, nhưng về khía cạnh thực tế khiến doanh nghiệp luôn trong tình trạng khai thấp doanh thu, tăng chi phí… để hòng giảm lợi nhuận, từ đó giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Từ đó nảy sinh chuyện thường gặp là cảnh “thỏa hiệp” giữa nhân viên tính thuế và lãnh đạo doanh nghiệp mỗi dịp vào “mùa” tính thuế. Ai “biết thì sống” là câu cửa miệng của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Đây vừa là kẽ hở về quản lý của Nhà nước, vừalàm môi trường kinh doanh không minh bạch, hình ảnh tài chính doanh nghiệp bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp…
Quyền kiểm soát thuộc về cổ đông
Vậy, làm sao đế biết doanh nghiệp có lành mạnh về tài chính hay không? Khuôn khổ bài viết này không nhằm đi sâu về kỹ thuật tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp mà chỉ nói lên phương thức đi tìm hiểu về tình hình tài chính doanh nghiệp dưới góc độ của cổ đông, một nhà đầu tư. Loại bỏ các sự “cấu kết” giữa lãnh đạo doanh nghiệp với các Công ty kiểm toán, mà tiêu biểu là các vụ scandal tại nước Mỹ mấy năm về trước (Enroll, Worldcom), thì trách nhiệm và áp lực của từ cổ đông là rất quan trọng đối với thái độ ứng xử của lãnh đạo, HĐQT.
Hiện nay, dù chưa có những vụ bê bối lớn, nhưng với ma lực của đồng tiền, liệu trong số gần 100 Công ty kiểm toán hiện tại ở Việt Nam, có ai dễ bị lung lạc hay không? Tất nhiên, rất khó để trả lời câu hỏi này. Vậy thì, cổ đông phải thực hiện các quyển biểu quyết và phủ quyết của mình để chọn lựa các Công ty kiểm toán lớn, uy tín để làm người “soi” các ngóc ngách về tài chính doanh nghiệp giúp mình. Ngoài ra, để giúp kiếm soát tốt hơn hoạt động của HĐQT, việc bầu các thành viên Ban kiềm soát có trình độ, đạo đức là rất quan trọng trong việc duy trì cơ cấu minh bạch và hiệu quả của người “gác cổng” về mật tài chính cho cổ đông, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Một thực tế khá phổ biến và đáng buồn ở nhiều Đại hội cổ đông của các Công ty cổ phần là thái độ bàng quan, thụ động của nhiều cổ đông. Ngoài các cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty, vì sợ phát biểu chính kiến có thể đụng chạm “nồi cơm” của họ, thì đa phần các có đông vẫn còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty, quan soát nội bộ, kiểm toán độc lập… phần nhiều vẫn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cổ tức được chia như thế nào mà thôi.
Điều này, khiến phần lớn những quyết định quan trọng của Công ty như bầu Ban kiểm soát, kiểm toán diễn ra hình thức, mặc cho HĐQT quyết đinh. Vô tình, cổ đông đã không sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề quan trọng của Công ty. Giả sử HĐQT là những người ích kỷ, thu vén lợi ích cá nhân, thực hiện các quyết định tài chính doanh nghiệp không minh bạch, cấu kết với kiểm toán, cơ chế kiếm soát lỏng lẻo… thì nạn nhân cuối cùng vẫn là cổ đông, thường là những người không được tiếp cận đầy đủ với thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính doanh nghiệp.
Do đó, đế biết được tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích (một cách thụ động) các thông số tài chính doanh nghiệp được công bố, so sánh với các Công ty trong cùng lĩnh vực hoặc các Công ty đang niêm yết (nếu có số liệu), phần còn lại là phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản giải trình báo cáo kiểm toán
Hơn nữa, nếu là cổ đông của Công ty cổ phần, bạn phải giành quyền được phản biện, chất vấn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, HĐQT, quyền được xem xét số sách tài chính doanh nghiệp, quyền được chọn lựa các Công ty kiểm toán tin cậy, uy tín, quyền được đè cử các ưng viên Ban kiểm soát có đức, có tài thay mặt mình kiểm soát hoạt động của HĐQT, đánh giá, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp. Tất cả các quyền trên đều là quyền được pháp định, ghi nhận trong Luật doanh nghiệp. Vấn đề còn lại là bạn sử dụng quyền lực đó ra sao mà thôi.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Thứ Bảy, tháng 7 24, 2010
Thứ Tư, tháng 6 23, 2010
Thứ Ba, tháng 6 22, 2010
RỦI RO VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, rủi ro và quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học. Các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps)… đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do yêu cầu về quy mô hợp đồng giao dịch và chi phí bỏ ra để phòng ngừa rủi ro, hầu hết các công cụ nói trên khó có thể áp dụng được đối với DNNVV - đối tượng thường hứng chịu nhiều rủi ro nhất bởi những biến động trên thị trường.
Tuy quy mô từng doanh nghiệp nhỏ bé, nhưng DNNVV lại chiếm số lượng rất đông đảo. Theo Cục phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, DNNVV chiếm trên 96% số cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực DNNVV nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện những rủi ro tài chính đối với DNNVV để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết.
1. Nhận diện rủi ro tài chính đối với DNNVV
Đối với tất cả các loại doanh nghiệp, rủi ro tài chính thường bắt nguồn từ việc thực hiện các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như: Mua bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác; nhưng cũng có thể là hệ quả gián tiếp của sự thay đổi các chính sách của Chính phủ, các biến cố chính trị trong nước và quốc tế, hoặc có thể do tác động của thiên tai,... Thông thường, các rủi ro mang tính tiềm ẩn, nên việc nhận diện chúng là không dễ dàng. Đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam , có thể nhận diện các rủi ro tài chính chủ yếu thường xảy ra như sau:
Rủi ro trong thực hiện các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính:
- Rủi ro tín dụng: Với quy mô vốn nhỏ, dưới 10 tỷ đồng, trong hoạt động đầu tư, DNNVV không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp quy mô lớn, mà chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc thậm chí phải vay từ các cá nhân. Các khoản vay này thường chịu lãi suất cao, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Phần lớn chủ DNNVV khi vay vốn phải sử dụng chính nhà ở của mình làm tài sản thế chấp. Với những rủi ro biến động lãi suất hiện nay (chủ yếu biến động tăng), nguy cơ doanh nghiệp bị lỗ vốn, không trả được nợ, dẫn đến bị siết nợ, mất nhà cửa... là mối quan ngại sâu sắc của nhiều chủ doanh nghiệp, cũng như của toàn xã hội.
- Rủi ro phát sinh từ sự biến động tỷ giá, hay giá cả các loại hàng hoá trên thị trường: Với đặc điểm quy mô nhỏ, nên DNNVV thường chỉ tập trung kinh doanh một vài loại mặt hàng. Điều này tạo nên rủi ro khá lớn khi giá cả mặt hàng đó biến động, nhất là trong tình hình lạm phát hiện nay. Nhiều khi doanh nghiệp vừa ký hợp đồng bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng tương tự vừa bán.
- Rủi ro phát sinh từ các hoạt động hay giao dịch mua, bán hàng hóa, hoặc góp vốn đầu tư: DNNVV thường là đối tượng gánh chịu nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch với các đối tác khác, nhất là với các doanh nghiệp lớn hơn. Bởi vì lẽ thông thường, thị trường luôn bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn, nhiều khi cố tình khuynh đảo để tạo lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, DNNVV thường trở thành "nạn nhân", do thiếu thông tin khi giao dịch, không nắm chắc chính sách pháp luật, dễ bị cuốn theo tâm lý "bầy đàn" khi quyết định đầu tư...
Rủi ro liên quan đến thay đổi chính sách, pháp luật:
Cũng do đặc điểm quy mô nhỏ, DNNVV thường không tổ chức các bộ phận chuyên trách để nghiên cứu cập nhật thông tin, tìm hiểu về chính sách, pháp luật và không có chuyên gia giỏi giúp việc. Do vậy khi chính sách pháp luật có sự điều chỉnh, DNNVV thường không nắm bắt kịp thời. Nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn hoàn thiện, nên thường xuyên thay đổi cũng tạo nên những rủi ro cho DNNVV. Trong đó rủi ro thường gặp nhất là những thay đổi về chính sách thuế, các chuẩn mực về kế toán... Không ít DNNVV đã bị phạt thuế, truy thu thuế,... dẫn đến đang từ lãi chuyển thành thua lỗ, phá sản.
Rủi ro phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp
Hầu hết DNNVV có bộ máy quản lý rất đơn giản, phương thức quản trị chủ yếu theo nguyên tắc thuận tiện. Điều này tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro: Các quyết định thường mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào ý chí, kinh nghiệm của cá nhân chủ doanh nghiệp, dễ mắc sai lầm; các hoạt động phân tích, đánh giá, kiểm tra, giám sát... ít được chú ý, nên không phát hiện kịp thời các sai lầm, do vậy hậu quả của quyết định sai lầm thường rất nặng nề và khó sửa chữa.
Ở nhiều DNNVV, tài sản của cá nhân chủ doanh nghiệp không tách rời tài sản của doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp thường gắn liền với bí quyết, kinh nghiệm chuyên môn của chủ doanh nghiệp... Do vậy rủi ro của doanh nghiệp còn gắn liền với rủi ro của cá nhân chủ doanh nghiệp. Nhiều DNNVV đang hoạt động kinh doanh thuận lợi, nhưng chỉ vì chủ doanh nghiệp gặp rủi ro (tai nạn, bệnh tật, chết...), đã gặp khó khăn, thua lỗ, thậm chí dẫn đến giải thể, phá sản.
Các rủi ro khác
- Trong thị trường cạnh tranh, DNNVV còn chịu rủi ro "cá lớn nuốt cá bé", dễ bị các doanh nghiệp lớn hơn thôn tính, sáp nhập;
- Một số DNNVV có phát minh, sáng kiến, tạo sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu uy tín nhưng do thiếu hiểu biết, hoặc có thể vì sợ tốn kém chi phí... nên chậm trễ đăng ký bảo hộ, có thể gặp rủi ro bị doanh nghiệp khác chiếm đoạt thương hiệu., bản quyền.
2. Quản trị rủi ro đối với DNNVV
Rõ ràng so với doanh nghiệp có quy mô lớn, rủi ro mà DNNVV phải đối diện có những đặc điểm khác. Và để phòng ngừa rủi ro, DNNVV cũng cần có những phương thức quản trị rủi ro thích hợp. Sau đây xin được đề xuất một số phương thức phòng ngừa rủi ro DNNVV có thể ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Khai thác tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV
Đứng trước các rủi ro lãi suất, rủi ro biến động tỷ giá, hay giá cả các loại hàng hoá,... DNNVV không thể có đủ điều kiện như các doanh nghiệp lớn (có đủ bộ máy, tổ chức, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm…) để tính toán và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tính toán mức thu lợi có thể đạt được, tính toán mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu trên thị trường. Giả sử có làm được những điều trên, DNNVV cũng không đủ điều kiện để sử dụng các công cụ phái sinh như: forwards, future, options, swaps để phòng ngừa rủi ro. Đơn giản vì chi phí bỏ ra khi sử dụngcác công cụ này thường cao hơn tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu nếu rủi ro xảy ra.
- Đối với rủi ro lãi suất, giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là DNNVV nên tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Hiện nay Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đều có các cơ chế hỗ trợ tài chính cho DNNVV thông qua hoạt động của: Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ đầu tư do nhà nước thành lập, quỹ đầu tư của các địa phương, các chương trình mục tiêu của Nhà nước... Tại các tổ chức này, DNNVV có thể vay vốn với lãi suất thấp, ổn định và loại trừ được rủi ro biến động tăng lãi suất. Dưới đây là một số tổ chức tài chính chủ yếu thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chính cho DNNVV ở Việt Nam hiện nay:
+ Ngân hàng Phát triển (NHPT) là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, vốn điều lệ lên tới 5 nghìn tỷ đồng, hoạt động cho vay phi lợi nhuận. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của NHPT gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Ngoài ra NHPT còn thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
NHPT cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay vay của các ngân hàng thương mại khác, được xác định bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm, một số trường hợp chỉ tính bằng với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ. Thời hạn cho vay của NHPT khá dài, có thể tới 12 năm, một số trường hợp có thể tới 15 năm, giúp cho doanh nghiệp vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Điều kiện cho vay của NHPT có thuận lợi như: Doanh nghiệp được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn.
Tuy nhiên NHPT chỉ cho vay các dự án thuộc những đối tượng Chính phủ khuyến khích đầu tư (theo danh mục ngành nghề hoặc địa bàn do Chính phủ quy định). Việc vay vốn của NHPT đòi hỏi phải có dự án đầu tư được luận chứng rõ hiệu quả tài chính của dự án, kế hoạch trả nợ... Do vậy DNNVV cần phải có sự tư vấn hỗ trợ lập dự án của các tổ chức hoặc cá nhân tư vấn đầu tư chuyên nghiệp.
+ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, có vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. NHCSXH đã hình thành Sở giao dịch và 64 chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, 597 Phòng giao dịch cấp huyện, 8076 Điểm giao dịch tại xã, phường. Hoạt động cho vay của NHCSXH gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Mức lãi suất cho vay khá thấp, cao nhất là 0,65%/tháng. Tuy nhiên đối tượng cho vay của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, các đối tượng chính sách và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mức cho vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khá nhỏ, tối đa không quá 30 triệu đồng. Do vậy chỉ thích hợp với các DNNVV thuộc đối tượng phù hợp và có nhu cầu vốn không lớn.
+ Quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNNVV: Quỹ này được thành lập nhằm mục tiêu trợ giúp các DNNVV vay vốn nếu không có đủ tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên tiến độ thành lập quỹ tại các địa phương rất chậm. Mặc dù có chủ trương thành lập từ năm 2001, nhưng đến nay phần lớn các địa phương mới đang xây dựng Đề án thành lập quỹ. Hiện nay các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội DNNVV cùng các địa phương đang tiếp tục bàn tìm biện pháp để giải quyết các vướng mắc cho sự ra đời của các Quỹ này tại các địa phương. Trong thời gian tới, các Quỹ BLTD cho DNNVV sẽ là một trong các kênh quan trọng hỗ trợ cho các DNNVV vay vốn, nhất là các doanh nghiệp khởi sự, thiếu tài sản thế chấp. Việc bảo lãnh tín dụng hiện nay chủ yếu vẫn do Ngân hàng phát triển đảm nhiệm, nhưng số lượng DNNVV nhận được bảo lãnh cũng rất khiêm tốn.
- Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, một giải pháp rất quan trọng khác cho DNNVV đó là thuê, mua tài chính từ các công ty cho thuê tài chính. Đây là một loại hoạt động tín dụng trung - dài hạn, tài trợ vốn thích hợp cho các DNNVV, với những ưu điểm cơ bản: Không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp, có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư, lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên, bên đi thuê không chịu rủi ro nếu lãi suất thị trường tăng... Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. Tuy hiện nay, cho thuê tài chính là một lĩnh vực còn mới mẻ ở nước ta (đến nay mới chỉ có 12 công ty cho thuê tài chính đăng ký hoạt động, gồm 8 doanh nghiệp Việt Nam và 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nhưng trong tương lai, theo cam kết WTO, việc mở cửa, hội nhập trong lĩnh vực cho thuê tài chính sẽ dẫn đến nhiều công ty và tập đoàn kinh tế nước ngoài tham gia thị trường này tại Việt Nam. Vì vậy, đây sẽ là thị trường có điều kiện phát triển nhanh chóng và có thể là một sự lựa chọn tốt cho các DNNVV.
- Ngoài các cơ chế hỗ trợ tài chính trên, trong giai đoạn khởi sự, các DNNVV có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đến nay có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD, trong đó có một số công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital. Khi nhận được sự tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, DNNNV còn nhận được sự hỗ trợ xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để có thể huy động vốn thông qua hình thức này điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với các DNNVV khởi sự là phải chứng tỏ được sản phẩm của mình có hiệu quả, tiềm năng về thị trường sản phẩm, triển vọng tăng trưởng tương lai rất cao.
· Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và phát huy sự trợ giúp của chuyên gia
Trường hợp doanh nghiệp phải vay vốn, huy động vốn đầu tư với lãi suất thả nổi, điều DNNVV phải luôn chú ý đó là: kiểm tra các khoản nợ, duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Để phòng ngừa rủi ro, DNNVV cũng cần xây dựng cho mình một cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cân đối về tỷ lệ giữa vốn vay trên vốn chủ sở hữu, để luôn bảo đảm khả năng trả nợ. Trước khi quyết định vay vốn cần phải có sự nghiên cứu kỹ, đánh giá khả năng trả nợ, phải hoạch định được nguồn trả nợ, thời gian trả nợ và lãi suất hợp lý, tránh tình trạng vay mượn bằng mọi giá. Khi có điều kiện, hãy thanh toán sớm các khoản nợ, bởi vì lãi suất đi vay thường khá cao, việc thanh toán bớt các khoản nợ, sẽ giảm được chi phí, đồng thời có điều kiện quản lý tốt các khoản nợ còn lại, qua đó giảm thiểu được rủi ro.
Hãy luôn luôn ghi nhớ "chữ tín là vàng". Trong các quan hệ giao dịch vay nợ cũng như mua, bán hàng hóa, góp vốn đầu tư… cần gi ữ "chữ tín”, để khi gặp rủi ro, doanh nghiệp sẽ vẫn có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ của bạn hàng, đối tác… Đối với doanh nghiệp c ó phát minh, có sản phẩm mới, tạo dựng được thương hiệu uy tín cần đăng ký bảo hộ bản quyền và chú trọng duy trì thương hiệu của mình.
Đối với các rủi ro phát sinh từ các giao dịch với các nhà cung cấp, khách hàng hoặc trong các liên doanh góp vốn đầu tư, để phòng ngừa rủi ro, trước khi ký kết các hợp đồng giao dịch, DNNVV nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, của các hội, hiệp hội để hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. DNNVV cũng có thể tìm đến các văn phòng luật sư để nhận sự trợ giúp pháp lý cho từng giao dịch. Chi phí luật sư tư vấn theo vụ việc chắc chắn sẽ thấp hơn chi phí thuê luật sư dài hạn và thấp hơn tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp giao dịch gặp rủi ro.
Liên kết các DNNVV để tạo sức mạnh chống lại các rủi ro:
Để tránh rủi ro lãi suất, ngoài việc tìm đến các cơ chế hỗ trợ tài chính, DNNVV cũng có thể huy động vốn bằng cách hợp tác, hợp vốn, quan hệ hỗ trợ cho nhau vay vốn nhàn rỗi giữa các DNNVV… Đối với các rủi ro về biến động tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa, từng DNNVV riêng lẻ sẽ rất khó có giải pháp phòng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, các DNNVV kinh doanh cùng nhóm hàng hóa có thể phòng ngừa bằng cách liên kết tham gia các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau.
Để giúp DNNVV liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, các hội, hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp... đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi tham gia vào các hội, hiệp hội, DNNVV có thể nhận được sự hỗ trợ để nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật, được tư vấn, trợ giúp về pháp lý. Thông qua hội, hiệp hội, DNNVV có thể liên kết, hợp tác với nhau để có thể đủ điều kiện sử dụng các công cụ phái sinh như: forwards, future, options và swaps trong phòng ngừa rủi ro; có thể đoàn kết chống lại sự khuynh đảo thị trường, hoặc âm mưu thôn tính, sáp nhập của doanh nghiệp lớn.
Xác định quy mô hoạt động phù hợp với năng lực quản trị và xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp
Phần lớn DNNVV thường có tổ chức bộ máy quản lý đơn giản, các quyết định đầu tư phần nhiều mang nặng tính chủ quan của chủ doanh nghiệp. Do vậy, trước khi nghĩ tới đầu tư mở rộng kinh doanh, điều đầu tiên mà DNNVV phải thực hiện là xem xét lại khả năng quản trị doanh nghiệp của mình. Không ít DNNVV đang thành công với quy mô hiện tại, nhưng ngay sau khi đầu tư mở rộng quy mô hoạt động đã thất bại và phải chịu những tổn thất nặng nề. Để phòng ngừa rủi ro, điều rất quan trọng là quy mô hoạt động phải phù hợp với mô hình và khả năng quản trị doanh nghiệp.
Các DNNVV được thành thành lập dựa trên bí quyết, kinh nghiệm chuyên môn của cá nhân, sau giai đoạn khởi sự, cần từng bước xây dựng mô hình quản trị phù hợp, giảm dần sự phụ thuộc vào cá nhân, để rủi ro của cá nhân không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp./.
ĐINH VĂN ĐỨC
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê, 2007.
2. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, Đầu tư tài chính, NXB Thống kê, 2006.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, 2005.
4. Hồ Quốc Tuấn, "Xã hội cần tâm lý quản trị rủi ro", VnEconomy ngày 10/3/2008.
5. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV.
6. Quyết định 236/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006-2010.
7. Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam ngày 01/12/2006 - Mục Diễn đàn doanh nghiệp, "Những sai lầm trong quản trị tài chính".
8. Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam ngày 21/12/2006 - Mục Diễn đàn doanh nghiệp, "Quy trình quản trị rủi ro tài chính".