“Nếu không nuôi chuột hamster có lẽ giờ này mình vẫn phụ gia
đình bán nước mía. Mình bán hamster từ 2009, sau 3 năm thì có thu nhập hơn 100
triệu/tháng”, Trần Văn Thành - ông chủ của 3 cửa hàng thú nuôi - chia sẻ.
Gia đình vốn không giàu có, nguồn sống chính của cả nhà là
xe nước mía bên vệ đường. Sau mỗi giờ học, Thành ra phụ nhà bán nước mía. Nhưng
sau đó, Thành nuôi hamster chơi rồi thử bán vì loài thú này mén đẻ và hiện gia
đình bỏ nghề nước mía, cùng phụ giúp con trai bán thú nuôi.
Bán hamster qua mạng kiếm 300 triệu/năm
Cách đây vài năm, trào lưu nuôi hamster nở rộ trong giới trẻ,
Trần Văn Thành (23 tuổi, TP.HCM) cũng không ngoại lệ. Vốn yêu động vật, Thành từng
nuôi chuột bạch, dế, rắn… Theo phong trào, cậu học sinh lớp 12 giấu bố mẹ mua cặp
hamster giá 120.000 đồng về nuôi. Một thời gian sau, cặp hamster cho ra đời đến
7 “bé”. Cứ thế, Thành nuôi chúng trong lồng, ở cái phòng chỉ 3m2 của mình
“Hamster để rất nhiều, mỗi tháng một lần, mỗi lứa từ 6 - 9
con, đến khi số con trong đàn vượt quá 30, thì mình buộc phải bán”, Thành kể.
Đăng tin rao vật trên trang mua bán với giá từ 50.000 - 120.000 đồng/con.
Hamter đẻ bao nhiều, Thành bán bấy nhiêu. Tháng đầu tiên, thu nhập được 3 triệu
đồng. Đây là những đồng tiền đầu tiên mà chàng trai phụ nước mía kiếm được.
Đầu năm 2009, Thành lập website riêng để bán hàng. Căn phòng
nhỏ trở thành “trang trại”, nơi giao dịch. Số lượng họ nhà chuột tăng lên đến nỗi
Thành phải nuôi chúng cả trên giường. Nhận thấy sự quá tải, Thành đành chia sẻ
ý tưởng kinh doanh với gia đình để lấy phòng khách làm nơi buôn bán.
Lúc đầu, không có xe máy, anh bạn cứ thế ôm lồng thú lên xe
buýt, xe đạp giao hàng khắp ngõ ngách Sài Gòn. Hamster vốn dễ chết vì chỉ sống
được trong điều kiện chăm sóc đầy đủ, nên nhiều đơn đặt hàng tỉnh xa, Thành phải
lên xe đò cùng hamster về với chủ mới. “Những lúc giao hàng ở tỉnh rất cực, có
ngày, sáng Cần Thơ, trưa về lại TP.HCM rồi chiều lại xuống Vũng Tàu giao hàng đến
khuya với về tới nhà”, Thành kể. Cực là thế, nhưng với mỗi chuyến đi xa là lại
có thêm nhiều người nơi khác biết đến shop của Thành.
Có vốn, cậu lại mua thêm con giống, thức ăn, chuồng nuôi.
Trang website Hamster & Monkey shop ngày càng được nhiều bạn trẻ đến đặt
hàng. Thanh khoe: “Thời điểm đó, cũng có nhiều bạn bán hamster nhưng chắc do
con giống của mình chất lượng lại rẻ nên có nhiều người tìm mua”.
Những con hamster giúp Thành thu được 300 triệu sau một năm
bán online.
|
Chỉ sau một năm bán hàng online, chàng sinh viên ngành điện
công nghiệp, trường CĐ Lý Tự Trọng tích góp được 300 triệu đồng. Mọi người đặt
cho Thành biệt danh “triệu phú hamster”. Nói về số tiền lớn mình tự kiếm được,
Thành bày tỏ: “Với mình số tiền đó quả thật rất lớn khiến mình thấy thích thú,
tự hào. Nhưng mình nghĩ nếu chỉ bán online sẽ khó phát triển hơn nữa, nên quyết
định dùng toàn bộ tiền thuê nhà ở mặt tiền để kinh doanh”.
Hamster nuôi sống cả gia đình
Với số tiền 300 triệu, Thành thuê mặt bằng đầu tiên ở đường
Trần Quang Diệu. Nhưng chỉ sau 2 tháng bị chủ nhà đơn phương hủy hợp đồng vì sợ
những con thú nuôi sẽ lây bệnh cho họ. Cuối cùng, “triệu phú hamster” cũng thuê
được một căn nhà trên đường Trần Huy Liệu. Lần này Thành thuê nguyên căn để thoải
mái kinh doanh.
Thành sang Thái Lan - nơi khởi phát phong trào nuôi hamster
- để tìm giống, học hỏi kinh nghiệm. Cậu đi vòng quanh các khu chợ ở Bangkok
tìm nguồn hàng. Ông chủ Hamster & Monkey nhớ lại: “Có lần vì ham rẻ mà đã
nhập thử 100 con hamster từ Trung Quốc với giá chỉ bằng một nửa ở Thái Lan. Và
sau một tuần chỉ còn 20 con sống sót khiến mình phát hoảng. Nguyên nhân vì
hamster Trung Quốc không hợp khí hậu nên chết hàng loạt. Từ lần đó, mình chỉ
sang Thái Lan lấy hàng”.
Thành cũng dành thời gian nghiên cứu thức ăn riêng cho
hamster. Lúc đầu, thức ăn nhập bên Thái. Tự tìm hiểu, cậu liền lang thang khắp
các chợ Kim Biên, Chợ Lớn… để tìm các loại thực phẩm phù hợp, mua về pha chế, đóng gói bán cho
khách. Vốn khéo tay, anh bạn tự thiết kế ra nhiều mẫu chuồng trại, đồ chơi độc
đáo cho hamster mà chỉ riêng tiệm mình có.
Khách tìm đến cửa hàng ngày càng đông, nên sau hơn 3 năm
Thành đã có 3 cơ sở tại Q.Phú Nhuận, Q.10 và Q.8. Ba cửa hàng đem lại lợi nhuận
trung bình hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ mức thu nhập đó, Thành gần như
trang trải cuộc sống cho cả gia đình. Mới ngày nào khởi nghiệp, cha mẹ còn phản
đối nhưng giờ đã bỏ hẳn xe nước mía để trông cửa hàng giúp con trai. Không chỉ
hamster, Thành còn nhập thêm nhiều loài vật như ếch, nhím, sóc, cá… để bán.
“Hiện giờ phong trào nuôi hamster không rầm rộ như mấy năm
trước nhưng vẫn đảm bảo doanh. Sắp tới, mình dự định mở một quán cà phê mô hình
thú nuôi. Hy vọng qua đó sẽ vực dậy trao lưu nuôi hamster”, Thành chia sẻ.
Theo Tri thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét