Chủ Nhật, tháng 11 17, 2013

Cách lấy sách từ google books tốt nhất

Sau khi dạo một vòng tìm cách lấy sách trên google thi minh chi tháy có cách này là hay nhất và khỏe nhất(về lâu dài )
Minh xin chia sẽ cùng các bạn
Yêu cầu đầu tiên là các bạn phải dùng trình duyệt Firefox
Sau đó các bạn vô tools > Add-on cài add-on có tên là Greasemonkey
Mục đích của viêc này là nó cho phép chạy sript trên Firefox
Tiếp đến các bạn cài đọan sript từ trang web dưới đây vô
http://userscripts.org/scripts/show/37933

Sau đó tắt firefox mở lại
Lên googlebooks và tìm sách
Thấy cuốn sách nào ưng ý thì down về bằng cách ân nút bên trái như hình

Sau đó các bạn bấn tiếp get download link
sau mot hồi nó nhận trang về mấy bạn thấy nó liệt kê một mớ trang bằng file hình ảnh .pnj hay .jpg

Nãy giờ quên chỉ mấy bạn cách down vê nữa
Cài thêm một add-on nữa có tên là Flashgot
Chọn như hình
Sau đó check vô mấy cái hình

Bấm ok
Việc còn lại la của IDM rùi
Để thuận tiện cho việc tra cứu và lưu trữ, bạn nên đóng gói các trang sách thành tài liệu PDF.
Sau khi tai về xong các bạn bạn convent thành pdf thong qua adobe Acrobat
hay Phần mềm Image to PDF là một chương trình giúp bạn chuyển đổi nhanh các định dạng hình ảnh khác nhau sang định dạng PDF. Ưu điểm của chương trình đó là: thao tác rất đơn giản, tốc độ chuyển đổi cực nhanh. Tải bản dùng thử 10 ngày của Image to PDF 1.4 tại địa chỉ http://www.rinasoft.com/download/Image2PDF.exe (dung lượng 3,51MB).
Cách sử dụng Image to PDF như sau:
- Bấm vào nút hình dấu cộng (+) để mở ra hộp thoại “Open”.
- Bấm chọn các file hình ảnh cần chuyển sang file PDF trong hộp thoại “Open”.
- Cuối cùng, bạn bấm vào nút “Export to PDF” màu xanh là xong.
Các file PDF được chuyển đổi từ hình ảnh sẽ được lưu vào thư mục mặc định là: “C:Export”. Bạn hãy thử thưởng thức thành quả của mình đi nào

dán đường dẫn ở trên vào ô Input và nhấn Grab. Chờ vài phút để trang web làm việc, bạn sẽ thấy toàn bộ liên kết tải về các trang sách dưới dạng file ảnh (định dạng jpg). ), nhấp chuột phải lên giao diện trang web chọn DownThemAll!… Sau đó bạn chọn các file cần tải về và lưu vào thư mục nào đó trên ổ cứng. Lưu ý, các file ảnh thường có tên giống nhau, bạn cần đổi tên tương ứng với số thứ tự trang. Với DownThemAll! sẽ tự động đổi tên giúp bạn. Khi hộp thoại Renaming Conflict! xuất hiện, chọn Rename into ”…” rồi nhấn OK.
Hơi lâu một tí nhưng hiệu quả lâu dài hihi

Tải sách miễn phí trên Google Books dễ dàng bằng Google Books Downloader  


Mặc dù ở đây có rất nhiều cuốn sách miễn phí có thể đọc trực tuyến dễ dàng nhưng Google Books không cho bạn tải chúng về đọc trên máy tính của mình.
Nếu bạn không có nhiều thời gian truy cập Internet, Google Books Downloader sẽ giúp bạn khắc phục những khó khăn trên. Đây là một ứng dụng miễn phí dành cho Windows cho phép bạn tải về những quyển sách miễn phí từ Google Books để có thể đọc chúng khi rảnh rổi. Trước hết, bạn tải Google Books tại đây  sau đó nhấn vào nút Download, dung lượng 3.5MB, tương thích với mọi hệ điều hành Windows
Tải sách miễn phí trên Google Books dễ dàng bằng Google Books Downloader - 1
Sau khi tải xong, bạn tiến hành cài đặt bằng cách kích hoạt file thu được, hoàn tất quá trình này giao diện của chương trình sẽ hiện ra. Việc sử dụng phần mềm là khá đơn giản, chỉ cần hai bước là bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng tải về các cuốn sách mà mình yêu thích. Các thực hiện như sau: truy cập vào Google Books tìm những quyển sách mà bạn cần đến, sau đó mở liên kết chứa kết quả xem có thể đọc trực tuyến hay không. Nếu được phép đọc trực tuyến bạn có thể tải nó về bằng cách sao chép URL hiển thị trên trình duyệt
Tải sách miễn phí trên Google Books dễ dàng bằng Google Books Downloader - 2
Lúc này URL đó sẽ tự động xuất hiện trong khung Paste Google Book URL here, tiếp đó chọn thư mục chứa tập tin kết quả bằng cách nhấn vào nút Choose, duyệt đến vị trí thích hợp. Sau cùng nhấn vào Download Book ở bên dưới và ngồi chờ cho đến khi hoàn thành là xong!
Tải sách miễn phí trên Google Books dễ dàng bằng Google Books Downloader - 3
Tải sách miễn phí trên Google Books dễ dàng bằng Google Books Downloader - 4
Sưu tầm từ Internet

Thứ Ba, tháng 11 12, 2013

Bản quyền miễn phí BatchMarker, phần mềm đóng dấu ảnh

Bạn thường dùng phần mềm BatchMarker để đóng dấu bản quyền cho ảnh của mình. Phần mềm này là bản có phí và bạn phải bỏ ra mức giá 27.50$ để sở hữu bản quyền, tuy nhiên trong ngày hôm nay, nhà phát hành đang có chương trình tặng bản quyền miễn phí cho các bạn. Vậy làm thế nào để nhận được bản quyền miễn phí phần mềm đóng dấu ảnh BatchMarker này?
Cách nhận bản quyền BatchMarker.
Bước 1: Tải phần mềm tại đây
Bước 2: Sau khi cài đặt xong phần mềm, bạn vào About. nhận User Name và Serial Number dưới để đăng ký bản quyền
Sau khi nhận bản quyền thành công, bạn sẽ có thông báo

Thứ Tư, tháng 11 06, 2013

How to use Google's web cache to view a page

This question already has an answer here:
I have this Google webcache link of Forbes.com here:
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:YITURJmnFeUJ:www.forbes.com/celebrities2004/LIR4XKR.html%3FpassListId%3D53%26passYear%3D2004%26passListType%3DPerson%26uniqueId%3D4XKR%26datatype%3DPerson+&cd=5&hl=en&ct=clnk&gl=us
Copy paste that into your browser.
Is there any way I can go to the next or previous person on that list using Google's web cache?
The 'next' and 'previous' links are in the page I linked.
shareimprove this question

marked as duplicate by ChrisF Apr 5 at 11:54

This question has been asked before and already has an answer. If those answers do not fully address your question, please ask a new question.

2 Answers

You can access the cached version for any page that has been saved by Google with this:
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:http://example.com/
Change http://example.com/ to any URL. You can also create a custom search engine to go to cached versions automatically by adding a keyword before the current URL address.
shareimprove this answer
You can use The Wayback Machine to view those pages. Just right click on the Next and Previous, and copy their link locations. Then paste these locations into The Wayback Machine's search bar and hit enter. For example, pasting the link of Previous takes you back to the older version of the page dated May 27, 2009, which lists Bruce Springsteen.
enter image description here
shareimprove this answer

Thứ Sáu, tháng 10 11, 2013

Đào Đức Dũng: CEO 8X, thu nhập 4.000 USD/tháng từ... thời sinh viên



Đào Đức Dũng (26 tuổi), CEO Trung tâm Tư vấn Đào tạo Phát triển Espeed, từng viết sách, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các trung tâm, học viện đào tạo kĩ năng mềm và  đạt thu nhập "khủng" 4.000 USD khi còn là sinh viên. Một số quan điểm của Đào Đức Dũng:

Vì sao người trẻ thất bại: Phần lớn chúng ta thất bại vì chúng ta chưa được đào tạo, rèn luyện đã liều mình... nhảy vào kinh doanh.

Bài học thành công: Hãy từng bước tích lũy nền tảng thật vững, làm từ nhỏ trước để rèn luyện. Nếu bạn chưa có nền tảng vững, chỉ có ý tưởng hoặc một chút nguồn lực ít ỏi thì hãy hợp tác với những người giỏi ở mảng đó.



Đào Đức Dũng được biết đến là một chàng trai đa tài, đạt thu nhập "khủng" 4.000 USD khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Cho đến thời điểm hiện tại, ở độ tuổi 26, Dũng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các trung tâm, học viện đào tạo kĩ năng mềm. 

Họ và tên: Đào Đức Dũng (sinh năm 1987)
Tác giả cuốn sách Bí mật của những đại gia sinh viên
Những công việc từng trải qua:
C.E.O Trung tâm tư vấn đào tạo và phát triển Espeed
C.E.O Học viện Doanh nhân châu Á ABA
PGĐ đào tạo trung tâm tư vấn và đào tạo FELIX
Trưởng phòng đào tạo công ty đào tạo và phát triển Kỹ năng Việt
Chủ tịch hệ thống CLB Kỹ năng kinh doanh BSCs tại 9 trường Đại học tại HN
Xin chào Đào Đức Dũng, công việc hiện tại của bạn đang diễn ra như thế nào?

Hiện tại mình đang giảng dạy cho các doanh nghiệp về “Nghệ thuật sale và bí quyết tái tạo động lực nhân viên”, đồng thời điều hành hoạt động của Trung tâm Tư vấn Đào tạo Phát triển Espeed (ứng dụng kiến thức não bộ để giao tiếp tiếng Anh trôi chảy chỉ trong 3 tháng). 

Ngoài ra mình cũng giảng dạy 1 số khóa kĩ năng cho sinh viên tại các trường đại học. Những lúc rảnh rỗi thì mình dành thời gian để viết tập tiếp theo cho cuốn sách của mình.

Công việc hiện tại của mình diễn ra khá suôn sẻ. Mỗi ngày mình dành ra 4 giờ để làm việc, thời gian còn lại là dành cho gia đình, du lịch và khám phá cuộc sống.

Đã từng xuất hiện trên các trang báo với hình ảnh một người trẻ có thu nhập “khủng”, đến 4.000$/tháng. Vậy con số thu nhập ở hiện tại thì thế nào? Bạn có hài lòng với con số này không?

Thực ra thì 4.000$ chỉ là con số lớn khi còn là sinh viên thôi. Bạn có thể có cuộc sống dư dả với thu nhập đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng khi đã thực sự kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp, con số đó thậm chí còn chưa đủ để trả lương nhân viên của trung tâm. Hiện tại các nguồn thu nhập của mình lớn và phong phú hơn rất nhiều từ: cuốn sách “Bí mật của những đại gia sinh viên”, bất động sản, ngoại hối forex và 2 doanh nghiệp, 1 số dự án đầu tư...

Cơ duyên nào đã khiến bạn từ một sinh viên bình thường trở thành một diễn giả chuyên nghiệp?

Trong cuốn sách đầu tay và trên website cá nhân mình cũng chia sẻ về quá trình khởi nghiệp. Xuất thân từ gia đình nghèo, ngay từ khi là sinh viên năm 1, mình đã đặt mục tiêu phải là sinh viên thành đạt và giàu có. 

Năm đầu tiên, mình tập bán hàng, kinh doanh, tham gia CLB, học khóa kỹ năng, kinh doanh..., để rồi năm 2 thì lập thành công CLB Kỹ năng kinh doanh SEC ở trường ĐH Bách Khoa HN.

Đầu năm 3, mình và một người bạn tạo ra hệ thống CLB phát triển ở 10 trường ĐH. 

Giữa năm 3, mình làm cộng tác viên không lương cho một công ty về kĩ năng. Sau 3 tháng, mình lên làm giảng viên đào tạo, khoảng 2 tháng tiếp theo thì lên làm trưởng phòng đào tạo công ty. 

Đầu năm 4, mình làm phó Giám đốc đào tạo cho Trung tâm tư vấn Felix, giữa năm thì mình có cơ hội được sang Singapore để học trực tiếp từ Triệu phú nổi tiếng T-Harv Eker. Khi về nước mình lập đơn vị Học viện Doanh nhân Châu Á ABA và chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các bạn trẻ. Sự nghiệp diễn giả có lẽ bắt đầu từ đó.

Được biết, bạn từng bỏ ra cả nghìn đô để tham gia các khóa kĩ năng mềm ở nước ngoài. Chắc hẳn mục tiêu của bạn rất lớn lao, như bạn đã từng nói rằng “Đã làm thì phải làm lớn”?

Mình chưa bao giờ ngại chia sẻ mục tiêu của bản thân. Quan điểm của mình đã không làm thì thôi, nếu đã làm phải làm thật lớn. Mình đã mở thành công Học viện đào tạo các khóa kỹ năng sống cho học sinh, phụ huynh và một trung tâm rèn luyện toàn diện “Tiếng Anh – Kỹ năng – Khởi nghiệp” siêu tốc cho sinh viên. Trong 2 năm tới mình sẽ mở một trung tâm nữa để đào tạo doanh nghiệp.

Khi có ba công ty, mình sẽ là chủ tịch HĐQT tập đoàn đào tạo chuyên nghiệp. 29 tuổi đạt mục tiêu có 1 triệu USD và tự do tài chính. Khi đó, mình bắt đầu mở rộng kinh doanh ở ba mảng giải trí, du lịch và đầu tư để thành lập tập đoàn đa dịch vụ vào năm 35 tuổi. Đó là hướng đi rất rõ ràng, khả thi và cụ thể mà mình vạch ra ngay từ năm cuối đại học.

Có rất nhiều người trẻ tham gia vào các khóa kĩ năng mềm, và không ít trong số họ “đâu lại vào đấy”. Bạn nghĩ sao về các khóa học này?

Thực tế, phần lớn các khóa học kỹ năng mềm ở Việt Nam chỉ hô hào tinh thần và lý thuyết suông. Thế nên sau khi học các khóa kỹ năng, học viên tràn trề năng lượng nhưng rồi... “đâu lại vào đấy”. Kỹ năng sống là những kinh nghiệm, thói quen trong cuộc sống. Chúng chỉ thay đổi khi có những phương pháp đặc biệt tác động đủ mạnh và thay đổi những suy nghĩ, hành động lặp lại trong thời gian dài.

Thật khó tin khi học 2, 3 ngày hay 2, 3 tuần mà học viên thay đổi được. Các chương trình đào tạo chỉ thay đổi những thói quen vô cùng nhỏ, nhưng cũng phải kéo dài 2, 3 tháng luyện tập liên tục. Bởi mình hiểu rằng: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.

Hiện tại, số lượng người trẻ dấn thân vào khởi nghiệp rất nhiều, tuy nhiên thất bại xảy ra cũng không ít. Theo bạn nguyên nhân chủ yếu là do đâu?

Trong cuốn sách đầu tay của mình, tôi đã giải thích vấn đề này rất kĩ. Phần lớn chúng ta thất bại vì chúng ta chưa được đào tạo, rèn luyện đã liều mình... nhảy vào kinh doanh. Muốn trở thành bác sĩ, bạn phải mất 6 - 10 năm, kỹ sư, kiến trúc sư...cũng tương tư. 

Vậy mà các bạn trẻ chưa từng kinh doanh, chưa có kinh nghiệm, chỉ dựa vào chút vốn ít ỏi, ý tưởng nhỏ và tố chất chưa được mài dũa đã tự lập công ty, điều hành doanh nghiệp, mở cửa hàng... nên việc thất bại là hoàn toàn dễ hiểu. Bất cứ điều gì cũng đều có quy trình, bí quyết riêng của nó. Nếu bạn không biết, cũng không chịu học thì thật khó để thành công.

Bạn có lời khuyên gì cho các bạn trẻ muốn kinh doanh không?

Hãy từng bước tích lũy nền tảng thật vững, bạn có thể tham gia các khóa học kinh doanh, làm CTV cho các công ty trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi hay đi theo những người thầy giỏi để học tập và tích lũy. Còn nếu bạn muốn tự kinh doanh, làm từ nhỏ trước để rèn luyện. Hãy xem việc kinh doanh này là bài học làm giàu đắt giá, dù được hay mất cũng sẽ vô cùng giá trị.

Ngoài ra, có một cách khá hiệu quả mà tôi hay khuyên sinh viên. Nếu bạn chưa có nền tảng vững, chỉ có ý tưởng hoặc một chút nguồn lực ít ỏi thì hãy hợp tác với những người giỏi ở mảng đó, tỉ lệ rủi ro sẽ giảm đi nhiều, đồng thời bạn sẽ học được rất nhiều điều bổ ích khi làm việc với những người giỏi. Hãy từng bước chinh phục trò chơi kinh doanh này.

Nhiều người cho rằng, việc đi học ở trường đại học không cần thiết lắm bởi hiện nay có rất nhiều người thành công mà không có bằng đại học. Bạn thấy điều đó đúng chứ?

Quan điểm của mình là: “Học ở đâu không quan trọng, học như thế nào và hiệu quả ra sao mới thực sự quan trọng”. Với mình, bằng đại học là thứ rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Bạn có thể không học ở trên trường nhưng nếu tập trung học ở “trường đời”, tích lũy được những kinh nghiệm đắt giá thì điều đó cũng vô cùng giá trị. Bill Gates bỏ học vì ông có một sự nghiệp riêng và cần dành nhiều thời gian hơn để học ở “trường đời”. Còn sinh viên mình chán học, bỏ học phần lớn là vì học... dốt, lười nhác... Thế nên, khi bỏ học ra ngoài kinh doanh, họ vẫn thất bại là vì lẽ đó.

Một điều nữa bạn trẻ cần biết, học ở “trường đời” vui, thực tế, bổ ích hơn nhưng... đau đớn bạn nếm phải cũng khốc liệt hơn rất nhiều. Đó là lý do cả triệu người bỏ học chỉ có vài người như Bill Gates, Steve Jobs. Hàng vạn sinh viên học kém hoặc bỏ học chỉ có một số ít có thu nhập hàng ngàn USD mỗi tháng, số còn lại phải khổ sở “ăn bữa sáng lo bữa tối”. Ở một xã hội coi trọng bằng cấp, nếu tay trắng không năng lực, cũng không có bằng đại học, bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi, và bỏ lỡ nhiều cơ hội thay đổi cuộc đời mình.

Bạn có phải là một người  “nghiện việc”?

Chắc chắn là không! Với mình, công việc là niềm đam mê yêu thích, là một thử thách để chinh phục bản thân và là công cụ hiệu quả để có một cuộc sống mơ ước. Mình không để áp lực công việc làm mất những điều tốt đẹp đó. Một ngày mình chỉ làm việc 3-4 giờ, còn lại thì dành thời gian để tận hưởng cuộc sống và giá trị mà công việc đem lại.

Bạn nghĩ sao về vấn đề xây dựng thương hiệu cá nhân?

Đó là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng xây dựng thương hiệu cá nhân khác hoàn toàn với việc PR, phóng đại về bản thân mình. Hiện nay, khá nhiều bạn trẻ hay “nói quá” thu nhập của mình để xã hội chú ý, tạo công cụ hiệu quả để kinh doanh và phát triển, đó là chiến lược vô cùng sai lầm trong kinh doanh. Nên nhớ, PR, quảng cáo là con dao 2 lưỡi, nó có thể hại bạn khi năng lực, tư chất và trình độ của bạn có hạn.

Nhiều người nói rằng làm CEO rất… cô đơn vì phải lo trăm công ngàn việc. Bạn có bao giờ cảm thấy chán khi công việc quá nhiều?

Thật ra, khi điều hành doanh nghiệp, khối lượng công việc của CEO không nhiều như mọi người tưởng tượng. Nếu biết phân quyền và điều hành hợp lý, CEO sẽ là người nhàn và làm ít nhất công ty. Bằng chứng là hiện nay mình chỉ làm việc vài giờ mỗi ngày cũng đủ để điều hành tất cả các dự án của bản thân.

Bạn làm gì để cân bằng cuộc sống hiện tại của mình?

Mình lập kế hoạch theo tháng, tuần, đồng thời luôn sáng tạo, cải tiến, tìm cách xử lý công việc một cách thông minh nhất để đạt được hiệu quả cao nhất với thời gian ít nhất. Làm hiệu quả chứ không làm nhiều, làm thông minh chứ không làm chăm chỉ.

Cảm ơn bạn! Chúc bạn ngày càng thành công hơn nữa trong cuộc sống và sự nghiệp.
 
Theo Yến Phượng
Baodatviet.vn

Thứ Bảy, tháng 10 05, 2013

Tập hợp các Ebook Việt định dạng pub

Epub Việt 1 : http://www.mediafire.com/folder/7o9yegf3zajslb2,710gymbci7yyrib/shared 
Epub Việt 2 : http://www.mediafire.com/download/u71fy2yvenmnbx2/epub_2.rar 
Epub Việt 3 : http://www.mediafire.com/download/6pxm1iuhr4u1apf/epub_3.rar 
Epub Việt 4 : http://www.mediafire.com/download/938hn5lwio37a9r/epub_4.rar 
Epub Việt 5 A : http://www.mediafire.com/download/c5ddusvnj7di5fk/epub_5_A.rar  
Epub Việt 5 B: http://www.mediafire.com/download/6v92jtz1b8l6vl4/epub_5_B.rar 
Epub Việt 6 : http://www.mediafire.com/download/nabuqsgx30pzs31/epub_6.rar

Chủ Nhật, tháng 9 08, 2013

9X kiếm 300 triệu/năm nhờ bán chuột qua mạng

“Nếu không nuôi chuột hamster có lẽ giờ này mình vẫn phụ gia đình bán nước mía. Mình bán hamster từ 2009, sau 3 năm thì có thu nhập hơn 100 triệu/tháng”, Trần Văn Thành - ông chủ của 3 cửa hàng thú nuôi - chia sẻ.

Gia đình vốn không giàu có, nguồn sống chính của cả nhà là xe nước mía bên vệ đường. Sau mỗi giờ học, Thành ra phụ nhà bán nước mía. Nhưng sau đó, Thành nuôi hamster chơi rồi thử bán vì loài thú này mén đẻ và hiện gia đình bỏ nghề nước mía, cùng phụ giúp con trai bán thú nuôi.
Bán hamster qua mạng kiếm 300 triệu/năm
Cách đây vài năm, trào lưu nuôi hamster nở rộ trong giới trẻ, Trần Văn Thành (23 tuổi, TP.HCM) cũng không ngoại lệ. Vốn yêu động vật, Thành từng nuôi chuột bạch, dế, rắn… Theo phong trào, cậu học sinh lớp 12 giấu bố mẹ mua cặp hamster giá 120.000 đồng về nuôi. Một thời gian sau, cặp hamster cho ra đời đến 7 “bé”. Cứ thế, Thành nuôi chúng trong lồng, ở cái phòng chỉ 3m2 của mình
“Hamster để rất nhiều, mỗi tháng một lần, mỗi lứa từ 6 - 9 con, đến khi số con trong đàn vượt quá 30, thì mình buộc phải bán”, Thành kể. Đăng tin rao vật trên trang mua bán với giá từ 50.000 - 120.000 đồng/con. Hamter đẻ bao nhiều, Thành bán bấy nhiêu. Tháng đầu tiên, thu nhập được 3 triệu đồng. Đây là những đồng tiền đầu tiên mà chàng trai phụ nước mía kiếm được.
Đầu năm 2009, Thành lập website riêng để bán hàng. Căn phòng nhỏ trở thành “trang trại”, nơi giao dịch. Số lượng họ nhà chuột tăng lên đến nỗi Thành phải nuôi chúng cả trên giường. Nhận thấy sự quá tải, Thành đành chia sẻ ý tưởng kinh doanh với gia đình để lấy phòng khách làm nơi buôn bán.
Lúc đầu, không có xe máy, anh bạn cứ thế ôm lồng thú lên xe buýt, xe đạp giao hàng khắp ngõ ngách Sài Gòn. Hamster vốn dễ chết vì chỉ sống được trong điều kiện chăm sóc đầy đủ, nên nhiều đơn đặt hàng tỉnh xa, Thành phải lên xe đò cùng hamster về với chủ mới. “Những lúc giao hàng ở tỉnh rất cực, có ngày, sáng Cần Thơ, trưa về lại TP.HCM rồi chiều lại xuống Vũng Tàu giao hàng đến khuya với về tới nhà”, Thành kể. Cực là thế, nhưng với mỗi chuyến đi xa là lại có thêm nhiều người nơi khác biết đến shop của Thành.
Có vốn, cậu lại mua thêm con giống, thức ăn, chuồng nuôi. Trang website Hamster & Monkey shop ngày càng được nhiều bạn trẻ đến đặt hàng. Thanh khoe: “Thời điểm đó, cũng có nhiều bạn bán hamster nhưng chắc do con giống của mình chất lượng lại rẻ nên có nhiều người tìm mua”.
9x kiếm tiền,thu nhập, bán hàng qua mạng,hamster
Những con hamster giúp Thành thu được 300 triệu sau một năm bán online.
Chỉ sau một năm bán hàng online, chàng sinh viên ngành điện công nghiệp, trường CĐ Lý Tự Trọng tích góp được 300 triệu đồng. Mọi người đặt cho Thành biệt danh “triệu phú hamster”. Nói về số tiền lớn mình tự kiếm được, Thành bày tỏ: “Với mình số tiền đó quả thật rất lớn khiến mình thấy thích thú, tự hào. Nhưng mình nghĩ nếu chỉ bán online sẽ khó phát triển hơn nữa, nên quyết định dùng toàn bộ tiền thuê nhà ở mặt tiền để kinh doanh”.
Hamster nuôi sống cả gia đình
Với số tiền 300 triệu, Thành thuê mặt bằng đầu tiên ở đường Trần Quang Diệu. Nhưng chỉ sau 2 tháng bị chủ nhà đơn phương hủy hợp đồng vì sợ những con thú nuôi sẽ lây bệnh cho họ. Cuối cùng, “triệu phú hamster” cũng thuê được một căn nhà trên đường Trần Huy Liệu. Lần này Thành thuê nguyên căn để thoải mái kinh doanh.
Thành sang Thái Lan - nơi khởi phát phong trào nuôi hamster - để tìm giống, học hỏi kinh nghiệm. Cậu đi vòng quanh các khu chợ ở Bangkok tìm nguồn hàng. Ông chủ Hamster & Monkey nhớ lại: “Có lần vì ham rẻ mà đã nhập thử 100 con hamster từ Trung Quốc với giá chỉ bằng một nửa ở Thái Lan. Và sau một tuần chỉ còn 20 con sống sót khiến mình phát hoảng. Nguyên nhân vì hamster Trung Quốc không hợp khí hậu nên chết hàng loạt. Từ lần đó, mình chỉ sang Thái Lan lấy hàng”.
Thành cũng dành thời gian nghiên cứu thức ăn riêng cho hamster. Lúc đầu, thức ăn nhập bên Thái. Tự tìm hiểu, cậu liền lang thang khắp các chợ Kim Biên, Chợ Lớn… để tìm các loại thực phẩm  phù hợp, mua về pha chế, đóng gói bán cho khách. Vốn khéo tay, anh bạn tự thiết kế ra nhiều mẫu chuồng trại, đồ chơi độc đáo cho hamster mà chỉ riêng tiệm mình có.
Khách tìm đến cửa hàng ngày càng đông, nên sau hơn 3 năm Thành đã có 3 cơ sở tại Q.Phú Nhuận, Q.10 và Q.8. Ba cửa hàng đem lại lợi nhuận trung bình hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ mức thu nhập đó, Thành gần như trang trải cuộc sống cho cả gia đình. Mới ngày nào khởi nghiệp, cha mẹ còn phản đối nhưng giờ đã bỏ hẳn xe nước mía để trông cửa hàng giúp con trai. Không chỉ hamster, Thành còn nhập thêm nhiều loài vật như ếch, nhím, sóc, cá… để bán.
“Hiện giờ phong trào nuôi hamster không rầm rộ như mấy năm trước nhưng vẫn đảm bảo doanh. Sắp tới, mình dự định mở một quán cà phê mô hình thú nuôi. Hy vọng qua đó sẽ vực dậy trao lưu nuôi hamster”, Thành chia sẻ.
Theo Tri thức

Thứ Bảy, tháng 8 17, 2013

Nam sinh 9X sở hữu hơn 5 tỷ đồng từ nghề tay trái

Lớp 12, Đặng Trần Anh đánh liều mượn gia đình 1 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản và sau 3 năm, Trần Anh sở hữu khối tài sản gần 5,5 tỷ đồng, cùng mức thu nhập 12-15 triệu đồng/tháng. Đặng Trần Anh (21 tuổi, sinh viên ngành Marketing, ĐH Ngân hàng TP.HCM) hiện đang sở hữu một căn nhà mặt tiền 4 tỷ đồng, một căn 1 tỷ cùng 500 triệu đồng trong tài khoản. Toàn bộ tài sản Trần Anh sở hữu đến qua việc kinh doanh bất động sản từ hồi lớp 12. Ngoài ra, Anh còn làm môi giới bất động sản, bán đồ handmade bằng đất sét, dạy chữ cho học sinh…
Ở tuổi 21, Trần Anh đã sở hữu một khối tài sản lớn lên đến 5,5 tỷ đồng.
Ở tuổi 21, Trần Anh đã sở hữu một khối tài sản lớn lên đến 5,5 tỷ đồng.
Cậu học trò lớp 12 và tiền tỷ
Có cha làm bác sĩ, mẹ làm giáo viên nhưng Trần Anh không thích theo nghiệp của cha mẹ. Ngay từ bé, cậu đã có năng khiếu về điện tử, kỹ thuật. Lúc nhỏ, Anh hay đạp xe ra chợ Nhật Tảo (Q.10) mua linh kiện về lắp ráp ra các món đồ chơi, hay tháo thiết bị điện tử trong nhà ra nghịch. Lên cấp 3, Anh tự sửa chữa, đi láp ráp máy tính, phòng máy. Cha mẹ hướng mình thi vào trường Bách khoa. Mình cũng từng nghĩ sẽ theo kỹ thuật nhưng rồi quyết định chọn kinh doanh”, Trần Anh nói về việc chọn trường thi đại học. Trần Anh đến với kinh doanh từ kinh nghiệm của cha mẹ cậu. Đầu năm lớp 12, Anh hay theo hai người tìm hiểu về thị trường bất động sản, làm giấy tờ nhà đất, phụ đăng tin rao vặt. Những kinh nghiệm góp nhặt, học hỏi được thúc đẩy cậu học trò lớp 12 chuyên Toán đứng ra kinh doanh tự lập.

Cầm 1 tỷ đồng trong tay mình thấy cũng phiêu nhưng vẫn tự tin

Đặng Trần Anh
Trần Anh giải thích: “Thấy những căn nhà lớn của cha mẹ mình và đối tác hay các căn hộ cao cấp của các công ty bất động sản rất khó bán trong khi các căn nhà nhỏ cấp 3, cấp 4 giá dưới 1 tỷ lại được nhiều người tìm mua nên mình muốn kinh doanh bất động sản theo hướng đó. Đủ 18 tuổi, mình liều mượn nhà 1 tỷ đồng để khởi nghiệp. Ý tưởng của Trần Anh ban đầu không được gia đình ủng hộ. “Vì cha mẹ cho rằng những căn nhà nhỏ cấp 3, cấp 4 lợi nhuận ít hơn nhiều so với căn hộ cao cấp. Mình phải mất một thời gian giải thích, thuyết phục thì phương án của mình mới được chấp nhận. Khi ấy số tiền 1 tỷ đồng nhanh chóng được đáp ứng”, Trần Anh cho biết. Có tiền trong tay, Anh bỏ ra mua căn nhà cấp 4 diện tích vỏn vẹn 27 m2 ở cư xá Phú Lâm B (Q.6) với giá 400 triệu, sửa và trang trí lại nhà hết 50 triệu. Hơn một tuần sau, cậu bán lại được với giá 600 triệu đồng. Trần Anh chia sẻ: “Cầm 1 tỷ đồng trong tay mình thấy cũng phiêu nhưng vẫn tự tin. Vì kinh doanh bất động sản không sợ lỗ, tiền của cha mẹ cho mượn nên không lo bị siết nợ. Mình cũng đã kinh nghiệm, nhiều kiến thức được học trong trường đại học và còn có sự chỉ dẫn của gia đình”.

Chỉ là nghề tay trái

Sau căn nhà đầu tiên mua bán suôn sẻ, Trần Anh dốc hơn 1 tỷ đồng còn lại mua thêm 2 căn nhà, tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Sau ba tháng, Anh bán được 2 căn và tiếp tục mua nhà. Sau ba năm theo bất động sản, Trần Anh đã bán được 7 căn nhà, một miếng đất.Hiện tại Anh đang sở hữu một nhà mặt tiền trị giá 4 tỷ đồng, một nhà trị giá 1 tỷ cùng 500 triệu đồng trong tài khoản. Hai căn nhà đang được Anh cho thuê, mang về cho cậu 12 triệu mỗi tháng.
trần anh
Trần Anh bên căn nhà mặt tiền trị giá 4 tỷ đồng của mình.
Căn nhà mặt tiền 4 tỷ đồng khiến Trần Anh nhớ về kỉ niệm khó quên để được quyền sở hữu ngôi nhà đó. Chủ ngôi nhà cần bán gấp để trả nợ, với giá thấp hơn khá nhiều so với mức được ngân hàng định giá. Sau khi đặt cọc, chỉ còn thiếu 50 triệu đồng để mua được. Trong lúc chờ đợi chủ nhà tìm kiếm nhà mới với thời hạn 2 tháng, Anh liên tục đi môi giới bất động sản, làm đồ handmade, đi dạy thêm chữ đẹp cho học sinh để kiếm đủ 50 triệu đồng. Nhiều đêm mình trằn trọc mất ngủ để nghĩ cách xoay đủ số tiền đó, vừa đi học về lập tức chạy đi tìm người để môi giới, buổi tối thức khuya làm các đơn đặt hàng handmade. Sau kỳ đó mình đen nhẻm, sụt đi 4 kg. Từ đó, cạch luôn chuyện mua bán khi số tiền vượt quá tầm”, Trần Anh chia sẻ. Ngoài kinh doanh, môi giới bất động sản, Trần Anh còn tự làm đồ handmade từ đất sét để bán.
Ngoài kinh doanh, môi giới bất động sản, Trần Anh còn tự làm đồ handmade từ đất sét để bán.
Với những thành công bước đầu, Trần Anh cảm thấy hài lòng. Cha mẹ và bạn bè cũng bất ngờ với thành quả cậu có được. Anh tự nhận mình chỉ hài lòng, chứ không tự mãn vì còn “non” và trong giới bất động sản vẫn chưa là gì cả. Có được tài sản lớn, mức thu nhập cao từ môi giới, cho thuê nhà nhưng Trần Anh chỉ xem đây là nghề tay trái. Nói về dự định tương lai của mình, Anh cho biết: “Tốt nghiệp đại học, mình sẽ xin làm việc trong lĩnh vực marketing, còn công việc hiện tại chỉ là nghề tay trái mà thôi”.

Thứ Hai, tháng 8 12, 2013

Trang Trần ơi, đừng đi bán bún đậu nữa!

1. Ai cũng có 24h nhưng không phải ai cũng có thảm đỏ!

Bài học đầu tiên mà tôi học được từ anh nhạc sỹ/đồng nghiệp (xin được giấu tên) là nghệ sỹ cần phải có thảm đỏ. Nghệ sỹ là phải lung linh, phải được sự quan tâm hàng đầu mỗi khi xuất hiện cho dù ở bất cứ đâu (xin nhắc lại, ở bất cứ đâu). Nếu không đạt được điều này, thà nghệ sỹ ẩn mình còn hơn là xuất hiện trước công chúng.
Thế nhưng, cho dù nghệ sỹ hay là sinh viên, dù tỷ phú hay là lỡ bước ăn mày cũng chỉ có 24 giờ/1440 phút/86400 giây. Người dùng cũng vậy, họ cũng chỉ có từng đó giây mỗi một ngày không hơn không kém. Nghệ sỹ ngày xưa chỉ có thể xuất hiện trên thảm đỏ trước mặt đại chúng ở ba chỗ : chỗ bày ra thảm đỏ (không quá nhiều người nhìn thấy), trên báo (nhiều người nhìn thấy) và trên TV (rất nhiều người nhìn thấy). Tuy vậy, Internet xuất hiện và thay thế cho tất cả mọi thứ bao gồm báo hay TV. Mối quan tâm của người dùng chuyển hướng sang nhiều thứ khác ít nhiều mới lạ hơn thảm đỏ. Và nghệ sỹ thì vẫn cứ đợi để có dịp ăn mặc đẹp bước lên thảm đỏ một buổi tối nào đó?
Ashton Kutcher trong series nổi tiếng Two and a Half Men
Ashton Kutcher trong series nổi tiếng Two and a Half Men

Ashton Kutcher không nghĩ như vậy. Chí ít thì anh hiểu được vấn đề của Hollywood đối với Youtube là ở chỗ Youtube không có thảm đỏ cho nghệ sỹ. Thảm đỏ là chỉ dành cho nghệ sỹ, không thể dành cho chó/mèo (dễ thương) hay thậm chí là hình ảnh một đứa bé cười ngặt nghẽo được hàng triệu người click vào xem.
Và Ashton Kutcher đi xây dựng thảm đỏ trên Internet. Đầu tiên là cho chính bản thân mình. Chắc chắn ngay đầu tiên khi Kutcher đầu tư vào UStream, anh không thể biết rõ chi tiết mình muốn gì nhưng ít ra anh biết rõ một điều mình là nghệ sỹ và chỗ nào có công chúng thì mình phải xuất hiện ở đó. Đã xuất hiện thì phải ở trên “thảm đỏ” và nếu tấm thảm chưa trải ra thì mình phải kiếm cách trải nó ra.

2.Celeb thì biết gì về Công nghệ mà đầu tư?

Top Sectors for Celebrity Investments - 2007-2013
Các Celeb thường đầu tư vào đâu? – Ảnh: ST

Năm 2007, bản thân các nghệ sỹ thế giới cũng chỉ biết rằng đầu tư vào Internet có nghĩa rằng lập nick trên Twitter và trên Facebook là hết. Năm đó, chắc hẳn các nghệ sỹ Việt Nam cũng chẳng ai mặn mà chuyện ký hợp tác để đưa nhạc của mình lên Zing MP3 hay NhacCuaTui như bây giờ. Thế nhưng, trong 5 năm sau thì số lượng các doanh nghiệp được đầu tư bởi nghệ sỹ (đặc biệt là doanh nghiệp Internet như biểu đồ trên) đã khá nhiều. Ngoài UStream, Ashton Kutcher cùng Guy Oseary (ông bầu của Madonna) có cổ phần trong Summly (mới bán cho Yahoo), SocialCam, DuoLingo, AirBnb, MemSQL, Path, Hipmunk … và thậm chí là cả Skype (đã bán cho Microsoft) lẫn Spotify. Justin Timberlake thì mua lại MySpace đình đám còn một anh chàng Justin đình đám khác là Justin Bieber thì đầu tư vào Stamped (cũng đã được Yahoo mua lại).
Vậy, nghệ sỹ thế giới đầu tư vào những sản phẩm Internet này đơn giản chỉ vì họ có quá nhiều tiền và không biết tiêu tiền vào đâu?
Hệ thống dây chuyền từ nhãn hiệu, celeb, "khán giả" và các đơn vị/công cụ truyền thông
Dây chuyền từ nhãn hiệu, celeb, “khán giả” và các đơn vị/công cụ truyền thông

Hãy quay trở lại với một chân lý “Không có một môi trường truyền thông (media) nào lại có thể tồn tại được nếu không có tiền từ doanh nghiệp”.
Báo chí tồn tại được là do tiền quảng cáo/advertorial. Radio cũng thế, TV lại càng thế. Internet thì sao? Đương nhiên là bạn thấy quảng cáo đầy trên Baomoi.com rồi? Và ai quảng cáo? Là doanh nghiệp quảng cáo. Doanh  nghiệp đương nhiên muốn tiếp cận đúng và càng nhiều càng tốt khách hàng tiềm năng để quảng bá. TV/Radio/Báo giấy/Báo điện tử/Mạng xã hội … là những nơi có nhiều khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, là media để doanh nghiệp có thể đổ tiền vào đó quảng cáo. Celeb cũng có audience, có đối tượng riêng, có fans riêng của mình và ai dám khẳng định rằng nhóm fans này không trùng với đối tượng doanh nghiệp cần quảng cáo. Media cần Celeb vì Celeb có fans và doanh nghiệp cũng cần những đối tượng fans này. Vậy tại sao, Celeb và Media không bắt tay với nhau để cùng nhận tiền quảng cáo từ doanh nghiệp? (họ đã làm từ xửa xừa xưa rồi). Nhưng vậy tại sao, Celeb không tự tạo ra Media (Channels) của mình để có thể nhận được nhiều tiền hơn từ doanh nghiệp?
Và Celeb có thể không biết gì về Công nghệ, nhưng sớm muộn gì Celeb cũng biết rằng Công nghệ  hiện nay (đặc biệt là Internet và thiết bị di động) giúp họ có thể tạo ra các kênh Media dễ dàng hơn thế hệ trước của họ.

3.Nhưng mà đây là Việt Nam cơ mà?

Những người nổi tiếng đôi khi cũng tự mở ra một cơ sở kinh doanh như 1 nghề tay trái
Những người nổi tiếng đôi khi cũng tự mở ra một cơ sở kinh doanh như 1 nghề tay trái – Ảnh minh họa: ST
Khi mà vụ việc chị Siu do đầu tư vào quán cà phê (cùng một số lý do cá nhân khác) đã vỡ nợ 2.5 tỷ đồng thì hàng loạt báo Việt Nam lao vào phân tích việc sao Việt làm nghề tay trái thành bại ra sao. Đáng chú ý nhất là phóng sự “Sao Việt với nghề tay trái” của báo Thanh Niên (hai kỳ – click để đọc kỳ 1 và kỳ 2) liệt kê một loạt nghề tay trái độc đáo của các sao như quán ốc của Đại Nghĩa, bún đậu mắm tôm của Trang Trần, Vua Biển của Đàm Vĩnh Hưng hay thậm chí cửa hàng thời trang cao cấp của cô Lý Nhã Kỳ. Tuyệt nhiên, không ai đầu tư vào Internet cả.
Việc đầu tư hoàn toàn không phải là việc đơn giản xuất hiện (hay post status trên Facebook) như Hà Hồ đang làm với Zalo, với rượu John cùng một lúc. Đầu tư phải như cách của Kutcher với UStream, Timberlake với MySpace hay điển hình nhất với người Việt là Dr.Dre với tai nghe của Beats (can thiệp tới hẳn phần sản xuất để tạo ra sản phẩm của riêng Celeb). Cho dù chấp nhận hay không, Celeb là một phần hiếm có bên ngoài mà con người thông thường chấp nhận đưa vào bên trong suy nghĩ của mình. Nghe nhạc của họ, nhìn ngắm họ, cười khi họ cười, mong chờ tin tức của họ hàng ngày, tin tưởng vào mọi lời họ nói, tin rằng họ hoàn hảo tới mức răng, tóc, quần áo hay thậm chí là lời khuyên của họ về một thứ họ chả biết (như dây cáp điện hay thuốc bổ) cũng là đúng tuyệt đối. Vậy đương nhiên, sản phẩm họ tự tay góp phần xây dựng ắt hẳn cũng sẽ được fans đồng lòng chấp nhận.
Với làn sóng đầu tư năm 2007-2008, hầu như không có bất cứ sản phẩm Internet nào của Việt Nam có sự góp mặt của celeb. Duy nhất có Zing Me trong năm 2009 có được sự ra mắt kèm theo việc celeb tại Việt Nam ủng hộ hoành tráng (có lẽ học được từ bài học của game). Tiếp theo đó, Internet và celeb bắt đầu nâng nhau lên tốt hơn ở Việt Nam với sự xuất hiện của những thế hệ Tâm Tít (là Miss Tầm Tay) hay một loạt hotgirl được Kênh 14 xây dựng lên để khai thác. Nếu nói năm 2013 là năm của Zalo thì người ta cũng vẫn chỉ nhìn thấy việc sử dụng celeb để quảng bá cho sản phẩm ở một mức tinh tế và nhuần nhuyễn hơn so với Zing Me chứ chưa thực sự có sự tham gia của celeb vào sản phẩm.
Trong lúc ấy, Bà Tưng xuất hiện như một ngôi sao sáng chói vì việc đầu tư hình ảnh sexy và dùng Facebook làm kênh phân phối hình ảnh. Thậm chí, Bà Tưng đã soán ngôi của nhiều ngôi sao khác mất bao nhiêu năm mới thành danh trên bảng xếp hạng sao Starbuzz. Tiếc rằng, case của Bà Tưng ít nhiều đang gặp phải sóng gió bởi cách làm nhanh và sử dụng môi trường media không phải của mình nên chỉ có thể tồn tại được trên môi trường đó mà không bước tiếp được ra ngoài. Nói cách khác, Bà Tưng không đầu tư vào Facebook mà chỉ đầu tư vào việc làm sao để mặc ít quần áo nhất mà vẫn không lộ hàng!
Sẽ rất khó nếu bảo Trang Trần ơi, cô đừng bán bún đậu nữa mà đầu tư vào Internet đi, đầu tư vào các startup đi. Internet Việt Nam vẫn cần tìm ra những người tiên phong như Ashton Kutcher – vừa có chân trong giới showbiz lại vừa sẵn sàng xắn tay nói chuyện với đám công nghệ. Internet Việt Nam cũng cần những sản phẩm được ‘đo ni đóng giày’ cho đúng giới celeb. Nhận thức được, làm được thì mới nghĩ được tới chuyện xây ‘thảm đỏ’ cho mình ở khắp mọi nơi. Còn bây giờ, họ rất dễ bị những ngôi sao scandal như Bà Tưng hay một cô bé nhỏ dễ thương như Phương Mỹ Chi chiếm ngôi. Còn bây giờ, sau tấm thảm đỏ kia có thể là cá ngừ, có thể là ốc hương, có thể là bún đậu và cũng có thể là nợ nần đang đón chờ.
*Lưu ý : Tác giả tôn trọng mọi ngành nghề lao động và không hề khuyến khích việc phân biệt ngành nghề nào là sang trọng hơn ngành nghề nào. Đối với cá nhân tác giả, lao động luôn cao quý. Bất cứ một phần nào trong bài viết này khiến người đọc suy nghĩ về chuyện phân biệt ngành nghề đều do lỗi không cố ý của tác giả.